Gia hạn cho vay ngoại tệ - giảm áp lực cho vay ký quỹ

FIACHRA MAC CANA - Giám đốc Điều hành Công ty Chứng khoán HSC| 23/12/2014 04:29

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa quyết định gia hạn Thông tư 29/2013/ NHNN-TT quy định các đối tượng được vay ngoại tệ.

Gia hạn cho vay ngoại tệ - giảm áp lực cho vay ký quỹ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa quyết định gia hạn Thông tư 29/2013/ NHNN-TT quy định các đối tượng được vay ngoại tệ.

Đọc E-paper

Thời gian qua, thị trường có vài quan ngại về việc NHNN sẽ gia hạn Thông tư 29/2013/NHNN-TT hay không do thông tư này sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2014. Thông tư 29 quy định các lĩnh vực kinh doanh có thể vay ngoại tệ từ ngân hàng. Theo Thông tư, chỉ có 4 nhóm đối tượng có thể tiếp cận nguồn vay ngoại tệ, bao gồm:

(1) cho vay để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất kinh doanh để trả nợ,

(2) cho vay ngắn hạn đối với DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu,

(3) cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu,

(4) cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Và theo thông tư này, hiệu lực của nhóm (2) và (3) sẽ hết hạn vào cuối năm 2014. NHNN cũng đã gia hạn thời hạn của hai loại hình giao dịch này hai lần kể từ 2013. Theo số liệu phân tích, dư nợ cho vay của hai loại hình này chiếm 30% tổng dư nợ cho vay ngoại tệ. Cụ thể cho vay liên quan đến nhập khẩu xăng dầu chiếm 6% và cho vay DN xuất khẩu chiếm 24% còn lại.

NHNN đã khẳng định tiếp tục cho vay ngoại tệ đến hết năm 2015. Điều này sẽ giúp tổ chức tín dụng có điều kiện mở rộng tín dụng, hỗ trợ DN, thậm chí việc gia hạn có thể giúp DN giảm chi phí vay vốn trong thời gian tới.

Mặc dù vậy, NHNN vẫn giữ quan điểm về mục tiêu dài hạn trong việc thay thế hầu hết các khoản cho vay ngoại tệ bằng các giao dịch mua, bán ngoại tệ liên ngân hàng trong tương lai. Thực tế, khi NHNN gia hạn Thông tư 29 có 2 tác động chủ yếu. Thứ nhất, ngoại tệ cũng đã chịu áp lực tương đối trong giai đoạn vừa qua khi các DN đi vay cố tìm nguồn USD để trả nợ vào cuối năm.

Trở lại tình hình trong 6 tháng đầu năm, cho vay ngoại tệ trở nên rất phổ biến và các cấp có thẩm quyền cũng không quá khắt khe với việc này do tín dụng ngoại tệ là đà tăng trưởng chính cho tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn vừa qua.

Tất nhiên đây chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn 6-9 tháng, thường đáo hạn vào cuối năm. Tuy nhiên, đã có những lo ngại là những khoản vay mới có thể không được tiếp tục gây nên những căng thẳng đối với thị trường ngoại hối trong giai đoạn sắp tới. Áp lực này phần nào đã được giải tỏa.

Thứ hai là một số khoản vay ngoại hối có thể liên quan đến nghiệp vụ carry-trade (vay bằng USD và chuyển đổi thành VND để hưởng chênh lệch từ lãi suất huy động) và sẽ dễ dàng nhận thấy rằng có thể một phần của khoản này đã được bơm vào thị trường chứng khoán vào mùa Hè vừa qua. Nhiều cơ sở cho thấy điều đó đã giúp cho đà tăng của nhóm cổ phiếu năng lượng vào giai đoạn đó.

Một lần nữa, những khoản này có thể đáo hạn vào cuối năm, nhưng khi thời hạn đã gần kề, những điều khoản cho vay ngoại tệ của Thông tư 29 sẽ không còn hiệu lực.

Rõ ràng là một phần đáng kể áp lực bán ra trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn vừa qua không phải bởi giá dầu giảm mà là do một số nhân tố kỹ thuật trong nước, do những thay đổi pháp lý ảnh hưởng đến thanh khoản (chủ yếu là Thông tư 36 về các tỷ lệ an toàn ảnh hưởng đến cả trái phiếu và cổ phiếu). Bằng việc gia hạn Thông tư 29 thêm một lần nữa có thể giảm bớt áp lực của hoạt động cho vay ký quỹ.

Đồng thời, những chính sách về ngoại tệ mà NHNN đưa ra như một biện pháp kỹ thuật để hỗ trợ tín dụng. Đơn giản, thời gian qua, tín dụng ngoại tệ chiếm một phần đáng kể trong tăng trưởng tín dụng chung.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Gia hạn cho vay ngoại tệ - giảm áp lực cho vay ký quỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO