Cổ phiếu BĐS: Kỳ vọng vượt khung

LAM ANH| 07/08/2015 02:05

Thị trường bất động sản đang ấm lên giúp cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành được cải thiện, kéo theo xu hướng đầu tư vào cổ phiếu BĐS dần quay trở lại.

Cổ phiếu BĐS: Kỳ vọng vượt khung

Thị trường bất động sản (BĐS) ấm lên giúp cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong ngành cải thiện. Xu hướng đầu tư vào cổ phiếu BĐS đang quay trở lại.

Đọc E-paper

Trong 6 tháng đầu năm, kết quả kinh doanh (KQKD) của VPH (Công ty CP Vạn Phát Hưng) không quá khả quan dù đã có sự cải thiện đáng kể so với cùng kỳ 2014.

Tính chung 2 quý, doanh thu đạt 120 tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế (LNST) dù vẫn bị âm 2 tỷ đồng nhưng cũng đã cải thiện đáng so với cùng kỳ 2014 (cùng kỳ lỗ 9 tỷ đồng).

Hai quý đầu năm, VPH bán được hơn 50 nền nhà liền kề (trong tổng số 66 nền) của dự án La Casa và ghi nhận doanh thu cho hơn 30 nền.

Doanh thu của phần còn lại vào khoảng 100 tỷ đồng và có thể được ghi nhận hết trong năm 2015. Block 1A&B của dự án này cũng còn khoảng 20/352 căn hộ chưa bán với doanh thu ước tính còn hơn 50 tỷ đồng.

>>Canh bạc BĐS: Bỏ chạy hay đổ thêm tiền?

Như vậy, dù KDKD đạt được chưa cao, tiến độ thu tiền ở cả dự án bán đất nền (KDC Nhơn Đức) và khu phức hợp La Casa nhìn chung tương đối khả quan. Dòng tiền từ kinh doanh trong 6 tháng đầu năm đạt 68 tỷ đồng, cải thiện nhiều so với mức 25 tỷ đồng cùng kỳ 2014.

Nhờ đó, Công ty đã trả được bớt 81 tỷ đồng nợ vay và được giảm đáng kể áp lực trả nợ trong ngắn hạn. Dòng tiền dồi dào hơn cũng cho phép VPH đồng loạt triển khai xây dựng các dự án mới.

Trong tháng 9 tới đây, VPH sẽ khởi động ép cọc các block 3, 4 và 6 của La Casa để chuẩn bị mở bán khi thuận lợi.

Đồng thời, Công ty cũng sẽ mở bán chung cư số 89 Hoàng Quốc Việt và Tulip Tower trong quý IV. Đây đều là những công trình nhỏ, số lượng căn hộ ít nhưng vị trí đẹp (mặt tiền đường Hoàng Quốc Việt).

Cộng với kinh nghiệm phát triển của VPH, phần lớn nhà đầu tư tỏ ra khá lạc quan với triển vọng kinh doanh của các dự án mới. Những dự án này là nguồn sản phẩm gối đầu tương đối dồi dào để ghi nhận doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2016 - 2017.

Trên thực tế, VHP chỉ là một trong số những DN BĐS đang có áp lực tài chính giảm đáng kể.

Bởi việc Thông tư 36 giảm tỷ lệ rủi ro cho vay BĐS từ 250% còn 150% được kỳ vọng sẽ giúp khơi thông dòng tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, giúp DN trong ngành nối lại bán hàng và đầu tư cho các dự án.

Bên cạnh đó, lãi suất vay thấp hơn cũng sẽ giảm áp lực về chi phí lãi vay đối với những công ty đã vay nợ nhiều trong các năm trước.

>>Đại gia BĐS Việt "đua nhau" đầu tư ra nước ngoài

Cuối cùng, sự sôi động trở lại của thị trường chứng khoán sẽ làm tăng khả năng thành công cho kế hoạch phát hành thêm của nhiều công ty BĐS niêm yết. Từ đó, các DN này sẽ có thêm nguồn tiền để trả bớt nợ vay và cải thiện tình hình tài chính.

Ngoài ra, mặt bằng lãi suất thấp có tác động tích cực đến lợi nhuận của các doanh nghiệp BĐS một cách trực tiếp lẫn gián tiếp. Như trường hợp của VHP, có thể tiết giảm được chi phí lãi vay, mặt khác, với lãi suất thấp, những người có nhu cầu thực tự tin hơn để mua nhà hoặc BĐS để kinh doanh.

Trong đó, hưởng lợi một cách rõ ràng nhất là những công ty có các sản phẩm được định vị phù hợp với nhu cầu thị trường và sẵn sàng để kinh doanh.

Một yếu tố nữa đang tác động tích cực đối với DN BĐS là khả năng tiêu thụ tốt dự án, qua đó, các dự án này có thể tạo ra dòng tiền cho các DN có sẵn sản phẩm để kinh doanh.

Tương tự, triển vọng tiêu thụ đất nền trong năm nay cũng khá tích cực nhờ sự hình thành các dự án hạ tầng trọng điểm như đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Đà Nẵng - Quảng Ngãi...

Vì đất nền không cần nhiều vốn đầu tư và có thể triển khai nhanh nên đây sẽ là nguồn ghi nhận doanh thu và lợi nhuận chính cho nhiều công ty BĐS.

Xết về mặt giá trị, tính chung cả năm 2014, chỉ số giá cổ phiếu ngành BĐS đã tăng khoảng 20%.

>>Thị trường BĐS: Xoay xở tìm lối ra

Dù tăng trưởng EPS bình quân của toàn ngành vào khoảng 57% (loại trừ VIC do công ty này có thu nhập bất thường từ việc chuyển nhượng một phần TTTM Vicom Center A trong năm 2013), EPS bình quân của các cổ phiếu BĐS chỉ vào khoảng 560 đồng và tỷ số P/E trailing của nhóm cổ phiếu này cũng lên tới 44 lần (khoảng 29 lần nếu tính cả VIC).

Điều này cho thấy thị trường chứng khoán vẫn đang kỳ vọng rất nhiều vào sự đảo chiều về KQKD của các DN BĐS, tuy thực tế, sự cải thiện này vẫn chưa thực sự rõ nét.

Hiện tại, KQKD của các công ty BĐS niêm yết nhìn chung chỉ ở mức khá về giá trị tuyệt đối do điểm rơi ghi nhận doanh thu của các hầu hết dự án vừa được khởi công hoặc khởi động lại đều rơi vào giai đoạn 2016 - 2017.

Tất nhiên, với KQKD khiêm tốn năm 2014, tăng trưởng lợi nhuận bình quân của hầu hết DN có thể đạt mức cao.

Một vài DN, đặc biệt những DN vốn hóa vừa và nhỏ có quỹ đất nhưng đang gặp khó khăn về tài chính, cũng có cơ hội ghi nhận lợi nhuận đột biến qua việc chuyển nhượng hoặc kêu gọi hợp tác đầu tư vào các dự án.

Rõ ràng, khả năng tăng giá trên diện rộng của nhóm cổ phiếu BĐS là không nhiều. Thay vào đó, sự đột phá sẽ vẫn đến ở từng DN. Điểm sáng cố hữu của ngành này là một số DN vẫn có giá trị sổ sách/NAV cao hơn giá thị trường.

Bên cạnh đó, cổ phiếu BĐS là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn xét về số lượng mã cổ phiếu và quy mô vốn hóa trên thị trường.

Cùng với những chính sách hỗ trợ vừa mới ban hành của Chính phủ, năm 2015, ngành BĐS dự kiến thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

>>Khả năng phục hồi của thị trường BĐS: Đừng ảo tưởng!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cổ phiếu BĐS: Kỳ vọng vượt khung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO