Cẩn trọng khi đầu tư vào đồng yên

KHÁNH PHƯƠNG| 29/09/2017 07:10

Yên Nhật tăng giá so với đồng USD kể từ đầu năm đến nay gây nên những lo ngại đối với các doanh nghiệp có những khoản vay bằng đồng tiền này. Liệu đồng yên có giảm giá trở lại hay tiếp tục tăng trong bối cảnh căng thẳng địa - chính trị ở khu vực Đông Á?

Cẩn trọng khi đầu tư vào đồng yên

Yên Nhật tăng giá so với đồng USD kể từ đầu năm đến nay gây nên những lo ngại đối với các doanh nghiệp có những khoản vay bằng đồng tiền này. Liệu đồng yên có giảm giá trở lại hay tiếp tục tăng trong bối cảnh căng thẳng địa - chính trị ở khu vực Đông Á? 

Đọc E-paper

Xu hướng tăng trở lại

Sau khi tăng gần 16% trong 9 tháng đầu năm 2016 so với đô la Mỹ, chốt cả năm 2016 tăng 3% do trong quý IV đã giảm giá hơn 15% so với đô la Mỹ, trong bối cảnh đồng USD tăng mạnh so với hầu hết các đồng tiền khác trên thị trường thế giới khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.

Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2017 đến nay, yên Nhật có xu hướng tăng trở lại, cụ thể, 9 tháng qua đã tăng 5,4%, thậm chí có thời điểm tỷ giá USD/JPY đã phá vỡ ngưỡng tâm lý 110 và chạm mức thấp nhất trong 10 tháng qua ở 107 điểm.

Có nhiều yếu tố tác động đến sự mạnh lên của đồng yên, trong đó việc đồng USD giảm mạnh so với các đồng tiền khác do những chính sách thiếu ổn định của Tổng thống Donald Trump, cũng như nhu cầu của giới đầu tư vào đồng yên trong bối cảnh bất ổn địa - chính trị tăng cao khi căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên ngày càng leo thang.

Một điều cần lưu ý là mặc dù tên lửa của Triều Tiên gần đây liên tiếp phóng bay qua lãnh thổ Nhật Bản, tuy nhiên không khiến đồng yên chịu áp lực giảm giá mà thậm chí còn mạnh hơn. Nguyên nhân là giới kinh doanh Nhật có xu hướng đầu tư và xuất khẩu rất lớn, mỗi khi trong nước gặp khủng hoảng thì các nhà đầu tư thường chuyển vốn về nước. Đồng yên luôn là kênh đầu tư an toàn nên khi tâm lý e ngại rủi ro tăng thì nhu cầu đầu tư giảm theo.

Đồng yên đã tăng giá 6% so với tiền đồng kể từ đầu năm đến nay. Với VND chỉ mất giá nhẹ so với USD hoặc thậm chí còn tăng giá so với USD trên thị trường tự do, thì VND giảm giá so với JPY chủ yếu từ ảnh hưởng của việc đồng yên tăng mạnh so với USD trên thị trường thế giới.

Thận trọng với những tác động

Trong giải trình biến động lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay, Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) cho biết tiếp tục lỗ từ chênh lệch tỷ giá khoản vay ngoại tệ là 152 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2016 lỗ hơn 672 tỷ đồng do đồng yên tăng giá mạnh. Trong 6 tháng đầu năm nay, PPC đã trả trước một phần khoản vay yên Nhật dài hạn là 2.485 tỷ đồng quy đổi, tuy nhiên dư nợ dài hạn bằng yên Nhật vẫn còn gần 1.395 tỷ đồng quy đổi.

Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đến 30/6/2017 vẫn còn khoản vay 71,7 tỷ yên Nhật, chủ yếu là các khoản vay viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ Nhật để xây dựng nhà ga quốc tế tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Mặc dù 6 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp này chỉ lỗ tỷ giá gần 3,3 tỷ, giảm mạnh so với mức lỗ 655 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2016, nhưng nếu đồng yên tiếp tục mạnh lên thì khoản lỗ từ tỷ giá sẽ tăng là điều khó tránh khỏi.

Đồng yên đã tăng giá 6% so với tiền đồng kể từ đầu năm đến nay. Với VND chỉ mất giá nhẹ so với USD hoặc thậm chí còn tăng giá so với USD trên thị trường tự do, thì VND giảm giá so với JPY chủ yếu từ ảnh hưởng của việc đồng yên tăng mạnh so với USD trên thị trường thế giới.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một trong những doanh nghiệp thường xuyên "khốn đốn" mỗi khi đồng Yên tăng giá. Với số nợ vay được Chính phủ bảo lãnh lên đến 9,7 tỷ USD, trong đó nợ vay bằng đồng yên chiếm tỷ trọng đáng kể thì EVN luôn chịu áp lực lỗ tỷ giá mỗi khi đồng yên tăng mạnh.

Đồng yên tăng giá cũng gây áp lực lên các khoản vay của chính phủ. Với đồng yên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quốc gia do Nhật Bản là đối tác tài trợ nguồn vốn ODA lớn nhất hiện nay, thì mỗi khi đồng yên tăng giá đồng nghĩa với việc nợ quốc gia sẽ phình lên và các khoản trả lãi vay cũng như nợ gốc tính theo tiền đồng cũng tăng lên.

Xu hướng đồng yên sắp tới?

Cuộc họp của FED kết thúc vào rạng sáng 21/9 cho thấy lãi suất USD vẫn tiếp tục giữ nguyên đúng như dự báo của thị trường tại 1,25%, tuy nhiên các quan chức của FED cho biết vẫn kỳ vọng có thêm một đợt nâng lãi suất trước khi khép lại năm 2017, bất chấp tình trạng lạm phát thấp.

Đồng thời, FED cũng thông qua kế hoạch cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán - chủ yếu là trái phiếu Chính phủ Mỹ và các chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp mà cơ quan này đã mua vào trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính từ năm 2008.

Ngay sau thông tin này, đồng USD đã tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, chỉ số USD Index từ dưới mức 91,8 lên 92,6 điểm, trong khi đồng USD tăng lên đỉnh 2 tháng so với đồng yên. Tuy nhiên, sau đó đồng USD đã giảm trở lại, cặp tỷ giá USD/ JPY cũng giảm. Tính đến sáng ngày 25/9, đồng USD đang giao dịch tại 1USD ăn 112,3 yên Nhật và khả năng sẽ tiếp tục trượt giá so với đồng yên.

Với những rủi ro địa - chính trị tiếp tục tăng, căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên ngày càng leo thang thì những tài sản an toàn như vàng và yên Nhật sẽ được lợi.

>>Nhật Bản: Tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cẩn trọng khi đầu tư vào đồng yên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO