Diễn đàn

Biến đổi khí hậu: Nhiều cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp

Thiên Thuỷ 06/06/2024 - 12:01

Doanh nghiệp không biết mình có là tác nhân gây phát thải nhà kính? Doanh nghiệp nên làm gì để chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh có thể góp phần giảm khí thải, hoặc kinh doanh chứng chỉ carbon ra sao… là rất nhiều nội dung được doanh nghiệp nêu lên tại “Diễn đàn Đổi mới sáng tạo biến đổi khí hậu Việt Nam” hôm 5/6/2024.

Thích nghi và thay đổi đổi nhanh

Ông Trần Huy Đường – Chủ tịch Hội Đồng Tài Nguyên Công ty Langbiang Farm nói rằng đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp là điều cần thiết mà tất cả các doanh nghiệp đều phải chủ động đi theo mô hình sản xuất nông nghiệp tiệm cận với nông nghiệp thông minh mới mong có được kết quả kinh doanh tốt trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH) như hiện nay.

z5512460852402_f5b721d2336fe8bc0eef42d4672ee286.jpg
Các chuyên gia tại Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Biến đổi khí hậu Việt Nam do Shihub và Binance tổ chức ngày 5/6

Ông dẫn chứng Langbiang Farm có 30 ha đất sản xuất nông nghiệp tại Đà Lạt, doanh thu khoảng 100 tỉ/năm. Đơn vị này đã nhiều năm xây dựng bộ tiêu chuẩn mới, nghiên cứu giống mới nhằm nâng cao năng suất, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn trong nước lẫn quốc tế. Doanh nghiệp cũng thay đổi tư duy canh tác, đầu tư hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tình hình biến đổi khí hậu; tìm kiếm thị trường mới (xuất sang Hàn, Nhật, Sing… thay vì quá chú trọng thị trường Trung Quốc); Đưa công nghệ, máy móc vào kiểm soát hoạt động trồng trọt, sản xuất kinh doanh…

Ông Đường cho rằng tất cả những gì doanh nghiệp đang làm đều đi theo mô hình học hỏi từ các nước tiên tiến với sự sáng tạo trên điều kiện, đặc điểm của khí hậu, thổ nhưỡng, thị trường Việt Nam. Chẳng hạn những máy móc gieo hạt, tưới tự động, truy xuất nguồn gốc cây trồng… đều được doanh nghiệp triển khai với các đơn vị tại Việt Nam để đảm bảo sát nhu cầu và chi phí rẻ hơn.

z5512460852397_0232996543b4f05455f604aa2c3600e0.jpg
Dự báo ảnh hưởng của BĐKH đến Việt Nam. Nguồn: IECES

Nhiều hướng đi, nhiều cơ hội giảm thiểu BĐKH

Nếu như BĐKH là một thách thức với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam thì BĐKH cũng mở ra một số các cơ hội cho doanh nghiệp để thay đổi và thích nghi. Một số doanh nghiệp đang nhìn thấy không ít tiềm năng, cơ hội mới để thích ứng vời BĐKH.

Bà Huỳnh Đinh Thái Linh – Phó Giám đốc Viện Môi trường Kinh tế tuần hoàn (IECES) nói rằng ở Bình Phước, có những vùng bị nhiễm phèn nặng nhưng có doanh nghiệp đã biết trồng khoai mì để xuất khẩu; lá khoai mì còn được dùng nuôi dế và thịt dế dùng chế biến thành bột protein.

Thay đổi để thích nghi và hướng đến phát triển bền vững là xu thế và điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp lẫn các doanh nghiệp mới khởi nghiệp cần chú ý và hành động kịp thời.

Ông Lê Yên Thanh – Giám đốc của BusMap nói rằng doanh nghiệp ông đã triển khai mộ ứng dụng BusMap giúp người dân có thể sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nhanh chóng, thuận lợi. Mỗi tháng trung bình BusMap có 5.000 người dùng mới là cách gián tiếp đóng góp vào bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Tương tự, bà Lynn Hoàng, Giám đốc Quốc gia của Công ty Binance nói rằng: ở Việt Nam tuy blockchain có thể còn mới mẽ, nhưng cơ hội mà blockchain mang đến rất nhanh. Nó có thể áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực, giúp công tác quản lý trở nên minh bạch và rõ ràng.

“Với lĩnh nông nghiệp, blockchain có thể giúp việc vận chuyển dễ dàng, tiết kiệm chi phí, nhiên liệu và truy xuất được nguồn gốc thực phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng, thay đổi trong hình BĐKH khắc nghiệt như hiện nay”, bà Lynn chia sẻ.

Ông Hà Trung kiên, PGĐ của K-Group và CEO của Gapo cho rằng nhiều người đã từng nghe đến chứng chỉ Carbon và nó đã được mua bán, giao dịch trên thế giới. Đây là một thị trường mới đầy tiềm năng mà doanh nghiệp có thể hướng đến. Để việc mua bán chứng chỉ Carbon được diễn ra, Việt Nam sẽ còn một hành trình dài từ các cơ quan chuyên môn, các tiêu chuẩn, đánh giá, thẩm định, điều kiện pháp lý, điều kiện mua bán… Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sớm quan tâm, tìm hiểu, đầu tư… thì đây sẽ là một cơ hội rất tốt, một mảnh đất đầy hấp dẫn trong thời gian tới.

z5512460852401_5a88da1cf4fc890af0aae35493663eb8.jpg
Ông Trần Huy Đường chia sẻ kinh nghiệm thích nghi và thay đổi trong sản xuất nông nghiệp trước tình hình BĐKH

Tại hội thảo các doanh nghiệp cũng nhận thấy việc biến đổi khí hậu ngày trở nên cấp bách và tác động rất trực tiếp đến Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Ông Trần Huy Đường nói rằng cứ 10 năm, nhiệt độ Đà Lạt đã tăng 1 độ C và tháng 4/2024, Đà Lạt có mưa đá – đây là điều rất bất ngờ. Chưa bao giờ thời tiết thay đổi bất thường, khó đoán như bây giờ. Các doanh nghiệp cho rằng chỉ nhìn thấy một bức tranh BĐKH là chưa đủ, phải đi kèm với kế hoạch hành động cụ thể mới giúp giảm thiểu tác hại của BĐKH.

Do vậy, việc chính phủ Việt Nam cam kết sẽ đưa phát thải khí về 0 vào năm 2050 sẽ đòi hỏi rất nhiều quyết tâm, nỗ lực và sự chung tay hành động của cả Chính phủ, người dân cũng như doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Biến đổi khí hậu: Nhiều cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO