WHO: SARS-CoV-2 vẫn 'cực kỳ nguy hiểm' và sẽ 'còn lâu mới biến mất'

Bảo Quân| 24/04/2020 05:00

Dù các biện pháp giãn cách xã hội áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới để làm chậm sự lây lan của Covid-19 đã thành công, thì SARS-CoV-2 vẫn "cực kỳ nguy hiểm".

WHO: SARS-CoV-2 vẫn 'cực kỳ nguy hiểm' và sẽ 'còn lâu mới biến mất'

Tổng giám đốc WHO Tedros tại họp báo về Covid-19 ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, chính phủ các nước cần chuẩn bị phương án ứng phó với Covid-19 trong tương lai gần, khi số lượng ca mắc bệnh đang dần giảm xuống tại một số quốc gia, đạt đỉnh tại một số khác và tái bùng phát tại một số khu vực những tưởng đã có thể kiểm soát được dịch bệnh.

Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, tình hình dịch bệnh tại Tây Âu đã ổn định, hoặc đang giảm dần, song vị giám đốc cũng cảnh báo về xu hướng gia tăng đáng lo ngại các ca nhiễm tại khu vực châu Phi, Trung và Nam Mỹ.

Tiến sĩ Mike Ryan - chuyên gia cấp cứu hàng đầu của WHO đồng thời lưu ý sự gia tăng các ca nhiễm ở châu Phi, nhất là Somalia, khi ghi nhận mức tăng 300% trong tuần qua. "Châu Phi chỉ mới bắt đầu", ông Ryan nói.

"Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta vẫn còn một chặng đường dài. Virus này sẽ ở với chúng ta trong thời gian dài", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định.

Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 22/4/2020, ông Tedros cho rằng, dù các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới để làm chậm sự lây lan của SARS-CoV-2 đã thành công, thì virus vẫn "cực kỳ nguy hiểm". 

Link bài viết

Dữ liệu hiện tại cho thấy, "hầu hết dân số thế giới vẫn còn dễ mắc bệnh, đồng nghĩa, dịch bệnh có thể dễ dàng tái bùng phát".

Theo Tổng giám đốc WHO, việc người dân tại nhiều quốc gia áp lệnh ở nhà cảm thấy bực bội vì phải ở nhà trong nhiều tuần liền là điều dễ hiểu. Việc mọi người mong muốn tiếp tục cuộc sống như trước cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, thế giới sẽ thể nào quay trở lại như trước.

Ngoài ra, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO Takeshi Kasai trước đó cũng cho biết: "Cho đến khi tìm ra vắc-xin, việc thích nghi với đại dịch sẽ trở thành điều bình thường mới của chúng ta".

Trong một diễn biến khác, Tổng giám đốc WHO hôm 22/4 cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền Trump tiếp tục ủng hộ tổ chức và xem xét nối lại đóng góp tài chính. "Tôi hy vọng việc đình chỉ tài trợ sẽ được cân nhắc lại, và Mỹ sẽ một lần nữa ủng hộ công việc của WHO, tiếp tục cứu người", ông Tedros nói.

"Tôi hy vọng Mỹ tin rằng đây là khoản đầu tư quan trọng, không chỉ để giúp đỡ người khác mà còn để giữ an toàn cho nước Mỹ", ông Tedros nói thêm.

Một ngày sau đó, phía Trung Quốc cho biết, sẽ đóng góp thêm 30 triệu USD cho WHO để hỗ trợ hoạt động phòng, chống Covid-19 ở các nước đang phát triển. 

"Trung Quốc quyết định góp thêm 30 triệu USD tiền mặt cho WHO để hỗ trợ chống Covid-19 trên toàn cầu, đặc biệt là cải thiện hệ thống y tế tại những nước đang phát triển. Vào thời điểm then chốt này, hỗ trợ WHO chính là ủng hộ chủ nghĩa đa phương và đoàn kết toàn cầu", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh viết trên mạng xã hội Twitter.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
WHO: SARS-CoV-2 vẫn 'cực kỳ nguy hiểm' và sẽ 'còn lâu mới biến mất'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO