Nam Phi: Hầu hết ca mắc Omicron khoẻ lại bằng điều trị đơn giản

P.V| 22/12/2021 08:30

Theo Chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi, hầu hết bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron ở Nam Phi đã hồi phục bằng phương pháp điều trị đơn giản.

Tiến sĩ Angelique Coetzee - Chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi, cho biết phương pháp điều trị cho bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron khá đơn giản. "Sau khi chẩn đoán ca nhiễm, chúng tôi bắt đầu ngay với liều lượng thấp cortisone và thuốc ibuprofen để giảm đau cơ và đau đầu. Không có gì khác. Không oxy, thậm chí không cần kháng sinh", bà Coetzee nói.

Chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi

Chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi Angelique Coetzee

Theo vị tiến sĩ, hầu hết ca mắc Omicron được ghi nhận đến nay đều có triệu chứng như đau nhức cơ thể, nhức đầu, mệt mỏi. Họ có thể bị ho hoặc không; chủ yếu là ho khan kèm đau và ngứa cổ họng. "Một nghiên cứu gần đây cho biết, Omicron ảnh hưởng đến đường hô hấp trên và không ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới như biến chủng Delta", bà Coetzee nói.

Bên cạnh đó, Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Nam Phi vừa phối hợp với Discovery Health - một công ty bảo hiểm y tế lớn, thực hiện công trình nghiên cứu trên 200.000 người bệnh. Theo đó, kết quả cho thấy những ca nhiễm Omicron ít có khả năng phải nhập viện hơn. Họ dường như cũng phục hồi nhanh hơn sau khi bệnh so với các biến thể khác.

Một nghiên cứu mới cũng góp phần lý giải cho hiện tượng trên: Khoảng 73% dân châu Phi trước đây đã nhiễm Covid-19 (không được phát hiện) nhưng nhẹ và qua khỏi, nên đã tạo nên miễn dịch cộng đồng tự nhiên trong khu vực. Song, nhiều nhà khoa học đã chỉ ra các bằng chứng y sinh từ Nam Phi có thể gây hiểu nhầm cho các nước khác vì Omicron có thể hoạt động khác ở Mỹ và các nơi khác.

Chẳng hạn, ở Mỹ không có ước tính đáng tin cậy về số người chưa tiêm hoặc chưa từng mắc Covid-19, khiến họ có nguy cơ nhập viện và mắc bệnh nặng cao hơn những người đã có một số miễn dịch với virus. Hiện, hơn 60% người Mỹ đã tiêm đủ liều vaccine. Trong khi đó, dữ liệu tổng hợp cho thấy ít nhất 20% người Mỹ vẫn chưa tiêm vaccine hoặc chưa từng nhiễm Covid-19 - nhóm có thể hứng chịu rủi ro lớn nhất khi mắc biến chủng Omicron.

Vào đầu tháng nàychuyên gia về các bệnh truyền nhiễm Vladimir Nikoforov thuộc Cơ quan Y tế Liên bang Nga cho rằng, Omicron có thể khiến Covid-19 trở thành mầm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp theo mùa thông thường.

"Biến chủng mới xuất hiện lần đầu ở Nam Phi dễ lây lan hơn (chủng Delta). Dù vậy, có dữ liệu cho thấy nó gây ra triệu chứng ít nghiêm trọng hơn, tức không làm phổi tổn hại nặng. Tôi nghĩ đây có thể là sự bắt đầu cho đoạn kết của cơn ác mộng này cũng như muốn xem đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy SARS-CoV-2 đã bắt đầu thoái lui", Nikoforov nói trên đài phát thanh Govorit Moskva.

Họ dường như cũng phục hồi nhanh hơn sau khi bệnh so với các biến thể khác.  Một nghiên cứu mới cũng góp phần lý giải cho hiện tượng trên: Khoảng 73% dân châu Phi trước đây đã nhiễm Covid-19 (không được phát hiện) nhưng nhẹ và qua khỏi, nên đã tạo nên miễn dịch cộng đồng tự nhiên

Một yếu tố được cho là nguyên nhân của việc bệnh nhân mắc Omicron ở Nam Phi phục hồi nhanh hơn là khoảng 73% dân châu Phi trước đây đã nhiễm Covid-19 (không được phát hiện) nhưng nhẹ và qua khỏi, nên đã tạo nên miễn dịch cộng đồng tự nhiên.

Trước đó, Monica Gandhi - bác sĩ truyền nhiễm, Giáo sư y khoa tại Đại học California, San Francisco (Mỹ), nhận xét virus thường tiến hóa để dễ lây lan hơn, chứ không gây tử vong nhiều hơn. "Chúng muốn có nhiều bản sao virus con, chứ không muốn giết chết vật chủ một cách dễ dàng, bởi đó không phải chiến lược khôn ngoan cho lắm", ông Gandhi nói.

Hiện, giới khoa học còn nhiều tranh luận xung quanh biến chủng Omicron. Một số cho rằng virus có thể lây lan nhanh hơn, né tránh miễn dịch, làm giảm hiệu quả của vaccine. Số khác nhận định biến chủng đang bị thổi phồng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nam Phi: Hầu hết ca mắc Omicron khoẻ lại bằng điều trị đơn giản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO