Bán hàng trực tuyến: Giảm chi bù thu

ĐẶNG QUÝ YÊN| 09/08/2012 05:30

Khó khăn trở thành động lực khiến nhiều doanh nghiệp (DN) chuyển mạnh sang các hình thức kinh doanh, phân phối trực tuyến.

Bán hàng trực tuyến: Giảm chi bù thu

Khó khăn trở thành động lực khiến nhiều doanh nghiệp (DN) chuyển mạnh sang các hình thức kinh doanh, phân phối trực tuyến.

Đọc E-paper

Thiên mại điện tử đã đủ cơ hội để phát triển tại Việt Nam

Thay đổi quan niệm



Cách đây vài năm, Công ty Giải pháp Truyền thông An Nam, đơn vị chuyên phân phối thiết bị, linh kiện mạng, chú trọng đến việc mở rộng hệ thống cửa hàng ra các quận, huyện và một số tỉnh, thành lớn trong cả nước để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Thế nhưng thời gian gần đây, do tình hình kinh tế khó khăn cùng sự phát triển mạnh mẽ của internet, quan niệm của An Nam cũng thay đổi.

“Thay vì đầu tư vào mở cửa hàng tốn kém chi phí, chúng tôi đã quyết định chuyển sang bán hàng trực tuyến nhằm giảm thiểu chi phí mà còn có thêm cơ hội quảng bá sản phẩm rộng rãi tới mọi miền trên khắp cả nước”, ông Thanh Hà, đại diện Công ty An Nam, tiết lộ.

Đây không phải công ty đầu tiên chuyển dịch “online hóa” kênh phân phối truyền thống. Với lợi thế mua bán không khoảng cách, không giới hạn thời gian... kinh doanh online đã trở thành lựa chọn của rất nhiều DN lớn.

Siêu thị Điện máy Nguyễn Kim, Viễn Thông A, Viettel Store... là những đơn vị trước đây vẫn kinh doanh theo phương thức truyền thống thì nay đã mở màn cho xu hướng online hóa. “Trong thời buổi kinh tế khủng hoảng như hiện nay, việc chuyển dịch sang xu hướng bán hàng online là điều tất yếu. Bán hàng trực tuyến giúp Nguyễn Kim có thị trường rộng lớn với chi phí thấp hơn”, đại diện của siêu thị điện máy Nguyễn Kim chia sẻ.

Có mặt tại Việt Nam gần 10 năm, không phải ngẫu nhiên, đến tận giai đoạn khó khăn, DN Việt mới để mắt đến online. Theo ông Đặng Quốc Cường, Giám đốc Điều hành Eleven Communications, nhờ trào lưu groupon mà người dùng internet đến nay đã quen thuộc với việc mua sắm online.

Thêm vào đó, sự hoàn thiện của cơ chế thanh toán đã giúp thương mại điện tử (TMĐT) trở thành xu hướng trong thời gian tới. Vấn đề thanh toán vốn nan giải nhất trước đây cũng đã được giải quyết bằng việc tích hợp các công cụ thanh toán trung gian như NgânLượng.vn, Smartlink, OnePay... nên người mua đã có thể mua sắm và thanh toán dễ dàng, an toàn, tiện lợi. Trong bối cảnh khó khăn thì đây chính là giải pháp tốt nhất cho DN.

Cơ hội trong khủng hoảng


Theo ông Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Truyền thông Hiệp hội TMĐT Việt Nam, hạ tầng bán lẻ truyền thống yếu kém cộng với khủng hoảng kinh tế là những cơ hội cho TMĐT phát triển. Có thể thấy trong năm qua, khi các kênh đầu tư truyền thống bị đóng băng thì TMĐT lại có dấu hiệu khả quan.

Năm 2011, tổng giá trị giao dịch TMĐT mang lại lên tới 4,1 ngàn tỷ đồng, và trong năm 2012, hầu hết các DN từ vừa tới lớn đều đã ứng dụng TMĐT ở quy mô và cấp độ khác nhau. “Đây là những con số đáng mừng cho thị trường TMĐT tại Việt Nam”, ông Bình nhận định.

Theo đánh giá chung, trong năm 2011, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT khi nhiều doanh nghiệp lớn về TMĐT trên thế giới như Alibaba, Rakuten... đều có đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam. Xu hướng này rõ hơn trong năm 2012. Lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam sẽ thu hút sự quan tâm lớn của các hãng TMĐT hàng đầu trên thế giới, cũng như của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài muốn triển khai hoạt động kinh doanh TMĐT ở Việt Nam.

Khảo sát hoạt động riêng tại Chodientu.vn, đã thấy có hơn 50.000 DN và cá nhân đang hoạt động kinh doanh. “Theo thống kê của các DN,mức doanh thu từ TMĐT trung bình chiếm gần 30% trong tổng doanh thu. Số lượng này tăng gấp đôi so với năm trước”, ông Ngô Bá Mạnh, Giám đốc Kinh doanh Chodientu.vn, cho biết.

Con số này đã cho thấy xu hướng chuyển dịch sang online của các DN đặc biệt là DN vừa và nhỏ tại Việt Nam. Theo ông Timothy Leung, Phó chủ tịch phụ trách phát triển và kinh doanh toàn cầu Tập đoàn Alibaba.com, Tập đoàn Alibaba đã quyết định dành 21 tỷ đồng để hỗ trợ 500 doanh nghiệp (DN) Việt Nam xuất khẩu thông qua trang mạng điện tử Alibaba.com. Chương trình chính thức được triển khai từ tháng 7 đến hết năm 2012.

Theo nghiên cứu điều tra PayPal, có 43% người tiêu dùng được hỏi không chọn hình thức mua hàng qua mạng vì lo sợ rủi ro. Những website mua nhóm đang dẫn đầu thị trường sẽ phải có những kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, hoạt động minh bạch về tài chính để lấy lại được niềm tin từ người bán.

Đón đầu trào lưu, đã có một sự thay đổi lớn trên các sàn giao dịch TMĐT. Nếu như trước đây các shop trên sàn TMĐT thường khá sơ sài, chỉ đơn thuần đăng ảnh và thông tin sản phẩm thì hiện nay có thể mở một gian hàng với chức năng như một website riêng biệt.

Do đó, mở shop trên các sàn TMĐT thể hiện nhiều ưu điểm hơn khi chi phí thấp, được hỗ trợ marketing, quảng bá tới tập khách hàng lớn sẵn có của các sàn này. “Tâm lý DN thường muốn tạo sự khác biệt cho gian hàng của mình nên sàn TMĐT Chodientu.vn tạo điều kiện cho khách hàng hoàn toàn có thể tùy chỉnh giao diện, tích hợp công cụ thanh toán, công cụ vận chuyển, tạo danh mục sản phẩm, quản trị gian hàng... Với những tính năng này, shop chuyên nghiệp không khác website riêng là mấy”, ông Ngô Bá Mạnh cho biết thêm.

Sự chuyển dịch của các DN cho thấy, TMĐT đã bắt đầu thể hiện được những ưu thế. Tuy nhiên, với môi trường rộng lớn của internet sự cạnh tranh của các DN sẽ khốc liệt hơn rất nhiều.

Nguy cơ bị giả mạo, tổn hại đến uy tín trên thị trường cũng không thể loại trừ. Trường hợp của website lừa đảo muaban24.vn là một ví dụ. “Để TMĐT phục vụ đắc lực cho mình, DN nên trang bị chứng nhận uy tín như NganLuong.vn hay Trustvn để phân biệt giữa hàng ngàn các website bán hàng thật ảo khác”, ông Nguyễn Hòa Bình cảnh báo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bán hàng trực tuyến: Giảm chi bù thu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO