Tôi sống thật bụng

LỮ Ý NHI| 02/12/2009 08:38

Trước khi hẹn trò chuyện với tôi, ông Cứ dặn: “Tranh thủ thôi nhé. Đang mùa làm lịch, bận lắm”...

Tôi sống thật bụng

Trước khi hẹn trò chuyện với tôi, ông Cứ dặn: “Tranh thủ thôi nhé. Đang mùa làm lịch, bận lắm”. Đã vậy, câu chuyện của chúng tôi lại liên tục bị ngắt quãng vì điện thoại.

Tuy không liền mạch, nhưng những chia sẻ ngắn, vội của ông phần nào cho tôi cảm nhận đầy đủ về một con người, mà dịch giả Nguyễn Minh Tiến - cộng sự lâu năm của ông - nhận xét: “Điềm đạm, chừng mực, không khoa trương, âm thầm làm việc và vươn lên bằng ý chí”. Hơn 20 năm gắn bó với lĩnh vực phát hành sách, ông là người được nhiều đồng nghiệp, đối tác đánh giá cao về uy tín và là người sống có Tâm, làm vì chữ Tâm và kinh doanh cũng vì chữ Tâm”.

Ông Tiến nói tiếp: “Hơn mười năm hợp tác, anh Cứ cho tôi cảm nhận: Anh không phải là người thuần túy kinh doanh, mà là người kinh doanh ở lĩnh vực văn hóa, biết tôn trọng cái đẹp của văn hóa. Trong kinh doanh, ai chẳng chạy theo lợi nhuận, nhưng anh Cứ đã từng từ chối, không chọn liên kết với những tác phẩm đang bán chạy, mà chấp nhận bỏ tiền phát hành những tác phẩm mang giá trị tinh thần, học thuật cao nhưng lại kén khách. Lúc đó anh nói, chỉ cần thu đủ vốn là được, còn cái lời là mình đã đem lại cho Quang Minh (nhà sách trực thuộc Công ty Hương Trang) một thương hiệu giá trị riêng khi tập trung vào những dòng sách này”.

Tôi nhớ, một lần thầy Xuân nói với tôi: “Cái nôi xuất bản, báo chí là miền Nam, bởi sáng ra, đến người đạp xích lô cũng có thói quen đọc báo. Đó cũng là mảnh đất dung nạp mọi người tứ xứ, ai có ý chí sẽ thành công”. Chính lời nói đó của thầy đã là động lực thúc đẩy tôi rời Đà Nẵng để vào TP.HCM lập nghiệp.

Tôi từng đề nghị phát hành “Tủ sách rộng mở tâm hồn”, một tủ sách dành cho giới trẻ vào đúng thời điểm mà hầu hết các nhà sách ở TP.HCM đều đua nhau tập trung vào mảng sách dịch, mảng sách đang được thị trường quan tâm. Lúc đầu anh hơi chần chừ, nhưng cuối cùng đã chấp thuận sau khi nghe tôi thuyết phục: “Tủ sách này sẽ có lợi cho lớp trẻ sau này vì nó đem đến những nét đẹp thuần túy văn hóa Việt với những giá trị tinh thần lành mạnh, chia sẻ những kinh nghiệm sống, bài học làm người bổ ích”.

Có người hỏi: “Điều gì khiến tôi hợp tác với Quang Minh lâu đến vậy? Tiền tác quyền cao chăng? Không. Đó là do tính dứt khoát, quyết định nhanh của anh Cứ. Đó cũng là một đức tính rất riêng của anh mà tôi cho rằng, nó góp phần mang lại thành công cho sự nghiệp của anh”.

* Thưa anh Cứ, trong hợp tác, yếu tố nào quyết định sự bền vững?

- Trong lĩnh vực kinh doanh “văn hóa đọc”, yếu tố tiên quyết cho một hợp tác bền vững là sự đồng cảm. Có đồng cảm thì mới dám sẻ chia, sẵn sàng đi cùng nhau, chấp nhận thất bại như một tất yếu.

* Hầu hết các nhà sách tư nhân khi quyết định cho ra đời một cuốn sách đều phải xét đến yếu tố thị trường, nhưng Quang Minh lại chọn những dòng sách chủ đạo không thuộc dạng “nóng” như sách Phật giáo, Hán Nôm, sách Đông y... Anh nghĩ gì khi đưa ra định hướng kinh doanh này?

- Không ít nhà sách để “chắc ăn” thường tái bản các tác phẩm nổi tiếng, các truyện ngắn, tiểu thuyết thuộc loại “kinh điển” - những cuốn sách thường có trong tủ sách gia đình, hoặc xuất bản những đầu sách theo tâm lý thị trường, khai thác những bản thảo nước ngoài. Thế nhưng tôi lại chọn loại sách Phật giáo, Hán Nôm, Đông y vì cho rằng, con người đang có xu hướng quay về thế giới tâm linh, tinh thần. Vì vậy, sách Phật giáo có khả năng trở thành nhu cầu lớn, hơn nữa, nếu hợp gu của độc giả, số lượng tái bản có thể lên tới con số khả quan. Thực tế, tôi đã đi đúng hướng và lợi nhuận lớn nhất tôi thu được là xây dựng cho Quang Minh một thương hiệu đặc trưng. Hễ nói đến sách Phật giáo, Hán Nôm, Đông y..., là người ta nghĩ ngay đến nhà sách Quang Minh.

* Tôi từng nghe những câu chuyện nói rằng, có lúc anh đã nản chí, định bỏ nghề. Đó hẳn là một quyết định trong thời điểm vô cùng khó khăn?

- Đó là thời gian đầu kinh doanh, do chưa có kinh nghiệm, không lường được thị trường và kinh doanh theo cảm tính, sách in ra bán không được, nằm tồn kho mấy năm liền, sau đó đem ra cân ký. Đôi ba lần “lên bờ xuống ruộng”, vật vã, thất bại, có lúc cũng nản chí, định bỏ nghề thật, nhưng nhận ra, kinh doanh là vậy, có bại ắt có thắng. Quan trọng là phải biết tại sao mình “thua” để tránh lặp lại vết xe đổ và có những bước đi vững vàng hơn.

* Trong cuốn Luận Ngữ, Khổng Tử tự coi mình là "người truyền đạt lại cái đã có mà không phát minh ra thứ gì khác". Làm sách, theo một nghĩa nào đó, cũng là một cách để phổ biến học thức, truyền bá đạo đức... cho số đông. Đó là điều khó. Còn theo anh, điều khó khăn nhất của người kinh doanh sách là gì?

- Kinh doanh sách là ngành đặc thù, tuy không dễ lâm vào cảnh “đo ván” như những lĩnh vực kinh doanh khác, nhưng nếu không ngừng cải tiến văn hóa đọc, không đọc sách, am hiểu nhiều loại sách, không nhạy bén nắm bắt thông tin, xu hướng thị trường cũng như nhu cầu bạn đọc thì rất dễ thua. Người ta quan niệm, nghề này là một nghề lương thiện và những ai có tâm đức với người đọc, tâm huyết với nghề mới được “nghề” đón nhận. Điều này càng được chứng minh khi thực tế hiện nay, thị trường sách tràn ngập bởi hàng ngàn tên sách đủ loại, được in ấn rất đẹp nhưng lại có xu hướng nhiều về số lượng mà lại giảm về chất lượng. Đặc biệt, văn hóa đọc của người Việt Nam đang bị xuống cấp, người ta chỉ đọc những gì dễ dãi, theo phong trào chứ không cần ngẫm nghĩ, cảm nhận theo chiều sâu. Người kinh doanh sách nếu chỉ chạy theo lợi nhuận, phát hành những cuốn sách “lá cải” làm nghèo tâm hồn của người đọc thì không phải là người có tâm với nghề và làm nghề chân chính.

* Anh nói văn hóa đọc của người Việt Nam bị xuống cấp, điều đó cũng có nghĩa là nhu cầu đọc cũng bị mai một?

Trao đổi nội dung sách Phật giáo với sư thầy am hiểu về lĩnh vực

- Chưa bao giờ thị trường sách ở Việt Nam lại phong phú các thể loại, đầu sách và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Đó là một tín hiệu vui cho thấy thị trường sách vẫn còn nhiều sức hút. Tuy khủng hoảng kinh tế, doanh số của một số nhà sách có giảm nhưng nhu cầu về lâu dài vẫn có. Không như nhiều ý kiến cho rằng, tin học và các phương tiện nghe, nhìn phát triển thì nhu cầu đọc giảm đi. Ngược lại, nhu cầu đọc hiện ngày càng tăng lên.

Ngày Chủ nhật, thử vào các nhà sách, cà phê sách, thấy không khí đọc sách rất nhộn nhịp. Những năm qua, hệ thống xuất bản, in và phát hành ngày càng phát triển, cửa hàng sách mở ra khá nhiều, tư nhân làm sách cũng rất nhộn nhịp. Điều đó nói lên sức sống của văn hóa đọc đang dồi dào và là nhu cầu không thể mất đi. Tuy nhiên, đúng như có người đã nói: “Người Việt mình mê đọc sách ở cấp độ ăn bóng đá, ngủ bóng đá thì chưa có, nhiều người chỉ đọc sách khi cần tra cứu, tìm kiếm một tư liệu gì. Nghe giới thiệu một cuốn sách mới thì tìm mua để đọc..., nhưng đọc sách như là một thói quen, nhu cầu không thể thiếu thì chưa. Rất hiếm hoi để bắt gặp những hình ảnh có ai đó mê miết đọc sách ở các nhà ga, bến tàu, sân bay hoặc trạm chờ xe buýt. Một hình ảnh khá quen thuộc dễ bắt gặp khi chúng ta đi du lịch hoặc công tác ở nước ngoài.

* Có ý kiến cho rằng nhà sách tư nhân là "thủ phạm" đẩy giá sách lên cao vì thi nhau cạnh tranh, nâng chiết khấu cao...

Tôi luôn răn mình phải hết sức cẩn trọng, tránh sai sót trong khâu xuất bản vì một cuốn sách còn lưu lại cho nhiều thế hệ sau, bất kỳ lỗi sai lót nào cũng rất tai hại.

- Đối với những nhà sách không có thương hiệu, làm ăn chụp giựt chỉ nghĩ đến lợi nhuận thì đó là một thực trạng có thực. Họ nâng giá sách lên cao để chiết khấu cao cho các đơn vị phát hành, thư viện các tỉnh... Chính vì vậy, áp lực lớn nhất của chúng tôi hiện nay là tình trạng sách lậu, sách nhái vẫn còn tồn tại, trong khi đó giá giấy in hiện vẫn còn cao. Thông thường, giấy in quyết định 30 - 40% giá sách, nên chúng tôi kiến nghị Nhà nước cần có chính sách ưu đãi riêng cho giấy in trong xuất bản và các khâu liên quan đến giá thành của sách.

* Kinh doanh lịch mang tính thời vụ và rủi ro cao. Ở trong Ban điều hành Câu lạc bộ Các nhà xuất bản lịch TP.HCM, anh đã làm gì để cùng các đồng nghiệp hạn chế rủi ro trong mùa lịch 2010?

- Kinh doanh lịch rất cực và cần có đầu óc, nhất là thời điểm vào mùa, như thời điểm này, có lúc gần như phải thức trắng đêm để giao hàng đúng hẹn. Thế nhưng, nếu không lường được thị trường, rủi ro sẽ rất lớn, như năm trước có nhiều đơn vị lỗ nặng lịch bloc. Vì vậy, năm nay, Câu lạc bộ Các nhà xuất bản lịch (do các nhà làm lịch ở TP.HCM tự nguyện tập hợp lại, tìm cách ổn định giá lịch, giảm bớt những cạnh tranh không lành mạnh (như giảm giá, phá giá...), thông báo cho nhau về giá giấy, giá in, giá nhuận ảnh, giá xuất phim..., mong muốn cùng nhau kinh doanh lành mạnh để tránh rủi ro và quan trọng là tạo tình thân với các anh chị em trong ngành.

* Đọc nhiều sách về Phật giáo, tâm linh đóng vai trò thế nào trong việc kinh doanh của anh?

- Đọc nhiều sách về Phật giáo, tôi thấy tâm hồn nhẹ nhàng, trái tim luôn rộng mở, hướng thiện... Trong kinh doanh cũng như cuộc sống, tôi luôn sống thực hết lòng mình. Bởi theo luật nhân quả: Làm điều thiện, điều thiện sẽ đến. Sống thực lòng sẽ được người ứng xử thực lòng.

* Mới đây, ông xuất bản cuốn “Kỷ niệm 50 năm thành lập Trường trung học Phan Thanh Giản – Đà Nẵng”, nơi ông từng học thời phổ thông. Động lực nào khiến ông thực hiện cuốn sách này?

Cái tôi vừa “giàu”, vừa “có”, đó là bạn bè, là vốn kiến thức, tâm hồn phong phú mà tôi có được từ sách.

- Trong đời người, kỷ niệm đẹp nhất có lẽ là thời học sinh. Nơi đó, có những người thầy đã dạy tôi rất nhiều điều. Thầy Nguyễn Quang Đỉnh - một người thầy kiên trì, sống thanh khiết, đạm bạc, luôn hướng cho học sinh ý chí học tập và những điều liêm khiết, chính trực. Chính thầy đã khuyến khích tôi học tập, trao học bổng cho tôi. Thầy Nguyễn Văn Xuân (nhà Quảng Nam học) với giọng truyền cảm, sôi nổi đã giúp tâm hồn tôi mượt mà, bay bổng trong những giờ giảng văn. Thầy Trương Hồng Minh chừng mực, khe khắt nên lúc nào cũng rèn chúng tôi theo khuôn phép đạo lý, dạy chúng tôi cách sống, cách đối nhân xử thế.

Tôi nhớ, một lần thầy Xuân nói với tôi: “Cái nôi xuất bản, báo chí là miền Nam, bởi sáng ra, đến người đạp xích lô cũng có thói quen đọc báo. Đó cũng là mảnh đất dung nạp mọi người tứ xứ, ai có ý chí sẽ thành công”. Chính lời nói đó của thầy đã là động lực thúc đẩy tôi rời Đà Nẵng để vào TP.HCM lập nghiệp. Lúc hai thầy lâm chung, tôi hạnh ngộ có mặt... Riêng thầy Đỉnh đã ngoài 90 tuổi, tôi vẫn thường ra thăm thầy mỗi lúc về Đà Nẵng. Mỗi lần gặp, thầy vẫn không quên nhắc nhở, động viên tôi. Và cuốn sách này chính là lời cảm ơn các thầy và là kỷ niệm mà tôi muốn bạn bè lưu giữ.

* Anh vừa nói đến niềm tự hào...

Bên gia đình và người thân

- Hiện tại, tôi có hai niềm tự hào lớn, đó là công việc tôi đang làm - không chỉ đang khai thác một mỏ vàng tri thức mà còn hướng người đọc đến những điều tốt lành, dạy cho họ điều gì đó bổ ích, đôi khi cải tạo, thay đổi suy nghĩ của một con người. Đây cũng là niềm tự hào của các con tôi. Với trách nhiệm này, tôi luôn răn mình phải hết sức cẩn trọng, tránh sai sót trong khâu xuất bản vì một cuốn sách còn lưu lại cho nhiều thế hệ sau, bất kỳ lỗi sai lót nào cũng rất tai hại.

Còn niềm tự hào thứ hai, đó là gia đình nhỏ của tôi, bà xã luôn sát cánh, tâm đầu ý hợp với tôi trong công việc. Các con đều trưởng thành, rất ngoan. Các cháu cũng mê đọc sách như bố mẹ. Cháu gái lớn đang học quản trị kinh doanh ở Mỹ, biết tự lập, cháu đang giúp tôi liên lạc với các nhà xuất bản nước ngoài để mua bản quyền và qua những kiến thức học hỏi từ nước ngoài, cháu thường góp ý cho chúng tôi về cách kinh doanh, nhắc bố mẹ phải thay đổi cách quản lý cho bài bản, phù hợp với xu thế mới.

* Anh có nghĩ mình là người giàu có?

- Nếu nói về tiền bạc thì tôi là người “có” tiền chứ không “giàu”. Cái tôi vừa “giàu”, vừa “có”, đó là bạn bè, là vốn kiến thức, tâm hồn phong phú mà tôi có được từ sách. Tôi được bạn bè gọi vui là bộ trưởng “Bộ ngoại giao trong làng sách” vì tôi xã giao rộng, có nhiều bạn bè, nhiều mối quan hệ. Trong kinh doanh, nếu không có bạn kể như thành công chỉ mới một nửa. Tôi học được từ bạn bè nhiều điều, họ cũng giúp tôi nhiều thứ. Có được điều đó là do tôi sống chân tình, thật bụng, nói ít làm nhiều, khả năng tới đâu nói tới đó, đặc biệt là giữ chữ Tín.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tôi sống thật bụng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO