Hậu quả của biến đổi khí hậu, kể cả khi con người đã hạn chế ở mức chỉ khiến trái đất nóng lên 2oC thôi, thì từng phần của những thành phố trù phú, dân cư đông đúc nhất như Mumbai, Thượng Hải, Hongkong… đã bị nhấn chìm trong nước biển. Khoảng 100 triệu người sẽ bị đẩy vào cảnh nghèo đói.
Đọc E-paper
Theo báo cáo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu khí hậu Mỹ (Climat Central) trình trước COP – Diễn đàn khí hậu thế giới (Paris, 11-2015), nếu trái đất nóng thêm 2oC, nước biển dâng lên, làm ngập diện tích cư trú của 280 triệu người; nếu là 4oC thì có 600 triệu người phải chịu cảnh nước biển xâm thực!
Trái đất ấm lên không chỉ làm tan các sông băng mà còn hạ độ cao của các chỏm băng Greenland, Nam cực. Nhiệt độ trái đất nóng thêm 4oC, mực nước đại đương sẽ dâng cao 8,9 mét! Có thể có sai số ở vùng này vùng khác, nhưng chỉ số đó hoàn toàn xác thực, được xây dựng từ các dữ liệu được thu thập bởi các vệ tinh.
Mumbai, nguyên thủ phủ lụa Bombay (Ấn Độ) bên dưới, khi trái đất ấm lên 4oC; bên trên khi tăng 2oC |
Châu Á chịu nhiều thiệt hại khi nước biển dâng cao. Nặng nhất là Trung Quốc, kế đó là Ấn Độ, Bangladesh, Nhật Bản, rồi Việt Nam, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Myanmar…
Nghiên cứu còn cảnh báo rằng các biện pháp hiện nay nhằm giảm khí thải nhà kính gây biến đổi khí hậu vẫn chưa giúp thay đổi được tình thế xấu hiện nay. Cần phải có các giải pháp mạnh bạo, quyết liệt hơn nữa. Nếu không, theo nhà hải dương học Ben Marzion, “…trì hoãn các biện pháp mạnh mẽ sẽ gây nên những hậu quả khôn lường, những gánh nặng khủng khiếp cho các thế hệ sau”.
Riêng Ben Strauss, một trong số tác giả của báo cáo nghiên cứu tường trình trước COP, thì tin tưởng: “Có khả năng thay đổi tình thế. Với ý thức trách nhiệm của mình, diễn đàn COP sẽ vạch ra biên giới đất liền và biển cả – bằng mọi khả năng chính trị, kinh tế, giữ cho trái đất ấm lên dưới 2oC – để mực nước biển không dâng cao quá 3 – 6m.
>Biến đổi khí hậu: Không còn là chuyện của Trời
>Đô thị biển và thách thức biến đổi khí hậu
>Trái đất 2100: Vừa đông vừa già