TPP sẽ "vực dậy" ngành logistics Việt Nam?

HOÀNG LONG| 27/11/2015 01:35

Là một trong những lĩnh vực được kỳ vọng sẽ hưởng lợi sau khi TPP có hiệu lực, nhóm cổ phiếu logistics đã nhận được sự quan tâm của nhiều NĐT, thậm chí các DN nước ngoài.

TPP sẽ

Là một trong những lĩnh vực được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ nhu cầu giao thương tăng cao tại Việt Nam sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, nhóm cổ phiếu logistics (kho vận) đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư (NĐT), thậm chí các doanh nghiệp (DN) nước ngoài. 

Đọc E-paper

Sau ba năm rời Việt Nam kể từ 2012 vì lý do tái cấu trúc, Tập đoàn Dầu khí ConocoPhillips, tổ chức cung cấp năng lượng đứng thứ tư thế giới vừa quyết định quay trở lại Việt Nam thông qua nhãn hiệu dầu nhớt Phillips 66.

Về lý thuyết, với lịch sử đầu tư ở Việt Nam kể từ năm 1997, ConocoPhillips luôn đánh giá Việt Nam là một thị trường tiềm năng, không có gì đáng nói nếu thương hiệu này quay trở lại Việt Nam chỉ vì mục đích kinh doanh với các loại dầu nhớt.

Tuy nhiên, có thể nhìn thấy quyết định của ConocoPhillips được họ đưa ra vào thời điểm Việt Nam gia nhập TPP còn có nguyên nhân sâu sa hơn là đón đầu. Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất của DN này là đón đầu sự phát triển của ngành logistics.

Điều này cũng được ông Lưu Cư Tuấn - Giám đốc Công Ty TNHH Tutto Việt Nam, đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền dòng sản phẩm dầu nhớt Phillips 66 thừa nhận rằng, ngành logistics phát triển kéo theo rất nhiều DN công nghiệp hỗ trợ phát triển.

ConocoPhillips quay lại Việt Nam đúng thời điểm và tự tin chiếm lĩnh thị trường logistics Việt Nam.

Bởi vì ConocoPhillips với lịch sử 140 năm ở Mỹ và là công ty hàng đầu trên thế giới về khai thác và chế biến các sản phẩm từ dầu khí.

Dầu nhờn của Phillips 66 được cung cấp cho các cơ quan nghiên cứu hàng không vũ trụ của Mỹ (NASA), hãng máy bay Boeing, được chứng nhận từ các hãng xe nổi tiếng như: GM (Mỹ), Ford (Mỹ), Mercedes - Benz (Đức), BMW (Đức),...

Qua chiến lược đón đầu của ConoPhillips có thể nhắc nhở NĐT một vấn đề quan trọng, đó là ngành logistics Việt Nam đang có đà phát triển rất mạnh.

Trong đó, chỉ tính riêng một số DN cảng ở khu vực Hải Phòng, cho thấy ngành này đang có sự phát triển rất tốt, đặc biệt sau khi TPP được ký kết.

Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2015, tổng sản lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng Hải Phòng đạt 51 triệu tấn (tăng 13,7% so với cùng kỳ 2014) và hoàn thành 78,5% kế hoạch đặt ra cả năm.

Theo ghi nhận, các yếu tố dẫn đến sản lượng hàng hóa qua khu vực này tăng cao bao gồm:

(1) Dòng vốn FDI thu hút được vào các KCN ở phía Bắc (KCN Đình Vũ, VSIP Hải Phòng, Hải Dương và Bắc Ninh) tăng trưởng khả quan.

(2) Việc tập trung duy tu và mở rộng các công trình hạ tầng giao thông quanh khu vực Hà Nội - Hải Phòng (luồng lạch, mạng lưới đường dẫn vào cảng và cao tốc) giúp thúc đẩy tốc độ luân chuyển hàng hóa.

(3) Sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới logistics hậu cảng (depot, kho bãi) do các DN tư nhân đầu tư xây dựng để làm điểm tập kết, thu gom hàng cho cảng.

Bên cạnh sự tăng trưởng về lượng hàng thông quan, kết quả kinh doanh quý 3/2015 của hầu hết các DN như GMD, VSC, DVP và HAH theo ước tính sẽ có sự tăng đột biến nhờ doanh thu từ dịch vụ container lạnh.

Qua trao đổi với các DN, được biết việc Trung Quốc đóng cửa biên giới (cửa khẩu Tân Thanh, Móng Cái, Lạng Sơn) trong quý 2 và quý 3/2015 khiến một lượng lớn hàng thực phẩm động lạnh (tạm nhập tái xuất) vận chuyển sang các tỉnh Tây Nam Trung Quốc bị dồn ứ ở khu vực cảng Hải Phòng và làm nhu cầu lưu kho lạnh tăng cao.

Số ngày lưu kho càng cao thì doanh thu từ dịch vụ container lạnh càng lớn.

Thời gian tới, triển vọng tăng trưởng của các DN khai thác cảng sẽ phụ thuộc vào: (1) khả năng mở rộng công suất khai thác các cảng hiện hữu, (2) vị trí của các dự án cảng mới, (3) khả năng đầu tư đồng bộ hệ thống kho bãi hậu phương, và (4) khả năng duy trì và cải tiến chất lượng dịch vụ.

Trong đó, việc sở hữu các cảng nước sâu ở khu vực bán đảo Đình Vũ sẽ đem lại cho công ty lớn như VSC (cảng VIP-Greenport - khai thác GĐ1 vào 11/2015), GMD (cảng Nam Hải Đình Vũ) và PHP (cảng Tân Vũ) lợi thế vượt trội so với các đối thủ khác để gia tăng sản lượng và doanh thu trong dài hạn.

Tuy bị hạn chế khả năng mở rộng cầu cảng như gặp bất lợi về vị trí địa lý (cảng Hải An nằm ngay ngã ba sông Cấm) nhưng HAH cũng có triển vọng tăng trưởng khả quan nhờ việc mở rộng đội tàu vận tải biển nội địa.

Một mặt, nhu cầu vận tải đường thủy nội địa được kỳ vọng sẽ tăng cao với chính sách siết tải đường bộ.

Mặt khác, hoạt động này cũng là khâu thiết yếu giúp duy trì sản lượng thông quan qua cảng Hải An... Với những lợi thế về ngành, giới chuyên môn khuyên NĐT nên có những cái nhìn cẩn trọng để tận dụng được cơ hội lớn trong tương lai.

>PVN chào mua tài sản của conocophillips

>Logistics Việt Nam: Làm gì để đón TPP?

>Chi phí logistics chiếm hơn 20% GDP cả nước

>Logistics trước thềm TPP: Khó tứ bề

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
TPP sẽ "vực dậy" ngành logistics Việt Nam?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO