ERP là lợi thế cạnh tranh

MINH KHUÊ thực hiện| 17/04/2010 09:37

Triển khai dự án Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp - ERP cho một tập đoàn lớn, CSC không chọn giải pháp vận hành song song như thường lệ mà bỏ toàn bộ hệ thống cũ để tập trung nhân lực cho hệ thống ERP mới.

ERP là lợi thế cạnh tranh

Triển khai dự án Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp - ERP (Enteprise Resource Planning)  cho một tập đoàn lớn, CSC không chọn giải pháp vận hành song song như thường lệ mà bỏ toàn bộ hệ thống cũ để tập trung nhân lực cho hệ thống ERP mới. Ông Ngô Hùng Phương, Tổng giám đốc CSC Việt Nam nói rõ hơn về vấn đề này.

* Nhận triển khai ERP khi mà Tân Hiệp Phát vẫn đang sử dụng hệ thống hoạch định khác, phía CSC có tận dụng nguồn tài nguyên cũ?

- Việc Tân Hiệp Phát đã sử dụng một hệ thống hoạch định cho chúng tôi lợi thế về kinh nghiệm. Ban lãnh đạo cũng như nhân viên đều đã có khái niệm về việc cung cấp dữ liệu cho hệ thống nên thuận lợi cho công tác triển khai ERP. Về mặt hạ tầng cũng như dữ liệu, chúng tôi thiết lập lại từ đầu. Mọi người bảo, CSC tư vấn cho Tân Hiệp Phát bỏ hẳn hệ thống cũ khi chưa hoàn thành hệ thống mới là quá mạo hiểm nhưng tôi nghĩ, đó là phương pháp để mọi thành viên đều tập trung xây dựng dự án mới, không ỷ lại vào nguồn dữ liệu cũ.

* Ông nói đến vai trò của ban lãnh đạo?

- Triển khai ERP thành công nhờ có sự đóng góp rất lớn từ phía ban lãnh đạo Công ty. Họ chính là người đề ra nhu cầu cụ thể để chúng tôi xây dựng chương trình và cũng là người tiếp nhận để triển khai hệ thống xuống cấp dưới. Ví dụ, nếu ban lãnh đạo không hiểu nhiều về ERP, đưa ra quá nhiều nhu cầu dẫn đến cắt nhỏ quy trình để tiện việc kiểm soát cho họ thì cả quy trình ERP sẽ bị “khách hàng hóa”, nhân viện cấp dưới khó đủ sức mà đáp ứng. Rất may, ban lãnh đạo của Tân Hiệp Phát cũng như tất cả trưởng phòng ban đều hiểu và áp dụng ERP theo đúng quy trình chuẩn.

* Thuận lợi đó giúp CSC triển khai ERP trong thời gian kỷ lục? Triển khai nhanh như thế liệu chất lượng hệ thống có được đảm bảo?

- Nhiều người trong ngành đã không tin rằng chúng tôi có thể hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch với ngân sách trong dự định, đây là điều ít khi xảy ra trong việc triển khai các dự án ERP tại Việt Nam. Hợp tác tốt từ đội ngũ của Tân Hiệp Phát đã giúp chúng tôi đẩy nhanh dự án rất nhiều. Thực chất, dự án đã hoàn thành cách đây một tháng. CSC thực nghiệm, rà soát lại rất kỹ mới bàn giao lại cho khách hàng. Như vậy, chất lượng của dự án không phụ thuộc vào thời gian triển khai nên CSC hoàn toàn có thể đảm bảo. Ngoài hai tháng hỗ trợ Tân Hiệp Phát tại trụ sở, CSC còn cam kết bảo hành hệ thống này trong vòng một năm.

* Hoàn thành dự án, những kinh nghiệm mà CSC thu được sau khi triển khai ERP cho Tân Hiệp Phát là gì, thưa ông?

- Qua các dự án SAP tại Việt Nam, chúng tôi đã áp dụng những trải nghiệm tốt nhất thích hợp với các công ty Việt Nam và văn hóa đặc thù của các doanh nghiệp (DN) trong nước. Đây là những trải nghiệm tốt nhất mà chúng tôi có được từ kinh nghiệm triển khai các dự án cho các tập đoàn toàn cầu và áp dụng vào thị trường Việt Nam. Nó sẽ giúp ích khá nhiều cho CSC trong triển khai các dự án sau này.

* Gần đây nguời ta bắt đầu đề cập đến việc DN đầu tư cho ERP là để tạo ra sự khác biệt?

* CSC là một trong những tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới. Qua hơn 50 năm phát triển, hiện nay CSC có đội ngũ nhân viên hơn 92.000 người, chuyên cung cấp những giải pháp kinh doanh cho khách hàng qua ba dịch vụ chính: Giải pháp kinh doanh, dịch vụ gia công và quản lý kinh doanh, dịch vụ công cho thị trường Bắc Mỹ. Trong năm tài khóa (tính đến 1/2010), doanh thu của CSC đạt 16 tỷ USD. Trụ sở chính của CSC đặt tại Fall Churchs, bang Virginia, Mỹ. Để biết thêm chi tiết, truy cập www.csc.com

- ERP của SAP mới phát triển vài năm trở lại đây. Không phải công ty nào cũng có khả năng triển khai vì chi phí rất đắt. Do đó, các đơn vị này thường phân tích kỹ lợi ích DN có được sau đó mới đầu tư. Tôi không nghĩ rằng đâu là một “phục sức” để tạo sự khác biệt cho DN mà nó thực sự là lợi thế bởi thông tin là sức mạnh. Khi đã nắm rõ thông tin, hoạch định chi tiết các khâu sản xuất, tất yếu DN ấy sẽ thành công.

* Theo ông đâu là những động lực chính thúc đẩy thị trường ERP có những bứt phá trong thời gian gần đây?

- Các công ty Việt Nam đang nhận ra rằng họ cần có qui trình kinh doanh nghiệp vụ xuất sắc và một hệ thống ERP đủ mạnh để quản lý toàn bộ các chuỗi cung ứng. Tại thị trường Việt Nam, hiện nay có nhiều hệ thống ERP, và nhiều đối tác tư vấn triển khai ERP với các loại mức chi phí đầu tư khác nhau nhắm đáp ứng nhu cầu của từng DN.

* Dưới góc nhìn của một nhà hoạch định chuyên nghiệp, ông có lời khuyên phù nào đối với DN Việt Nam khi họ dầu tu cho ERP trong thời điểm hiện nay?

- Theo tôi, DN nên hiểu ERP như là một dự án quản trị thay đổi toàn công ty, vì thế muốn thực hiện hệ thống ERP thành công phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ ban lãnh đạo và sự quyết tâm thực hiện đổi mới của từng thành viên trong công ty.

* Mặc dù đầu tư không nhỏ vào ERP nhưng nhiều DN vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức trên thị trường. Theo ông, tiến đến “hậu ERP” thì sao?

- ERP là một hệ thống đắc lực nhưng chỉ dừng ở việc cung cấp, hoạch định thông tin. Sau ERP, quản lý và sử dụng con người vẫn là bài toán lâu dài với mọi DN.

* Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
ERP là lợi thế cạnh tranh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO