Vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn thấp

27/09/2012 04:39

Đó là đánh giá của ông James S.Turley, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc toàn cầu của Ernst & Young, khi ông đến Việt Nam nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Ernst & Young Việt Nam.

Vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn thấp

Đó là đánh giá của ông James S.Turley, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc toàn cầu của Ernst & Young, khi ông đến Việt Nam nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Ernst & Young Việt Nam.

James S.Turley

Theo ông James, kể từ sau cải cách kinh tế, Việt Nam đã tăng trưởng GDP ấn tượng, song nửa đầu năm 2012, tăng trưởng kinh tế chỉ trên 4% và được dự báo là ở mức 5% trong 2 năm tới.

“Việt Nam đang gặp những áp lực để giải quyết vấn đề thâm hụt tài khóa và đưa nền kinh tế trở lại trạng thái cân bằng hơn. Tuy nhiên, Việt Nam có nhiều lợi thế và tiềm năng để có thể khai thác”, lãnh đạo Ernst & Young nhận định.

Những lợi thế và tiềm năng của Việt Nam, theo ông James, bao gồm: Một là, Việt Nam có dân số trẻ với hơn một nửa số dân trong 91 triệu người là dưới 30 tuổi. Và với dân số trẻ được giáo dục tốt và những nhân tài có tiềm năng thúc đẩy sự sáng tạo đổi mới, Việt Nam có lợi thế phát triển kinh tế tốt.

Hai là, Việt Nam đã có một bước tiến dài trong việc tham gia vào thị trường thế giới, bắt đầu từ việc gia nhập WTO từ năm 2007 và vẫn đang tiếp tục gia tăng cạnh tranh với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, và đang được thế giới nhìn nhận như là một xưởng sản xuất cạnh tranh với Trung Quốc.

Ba là, Việt Nam giàu có bởi đội ngũ những doanh nhân tài năng và năng động là nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

Theo báo cáo về tăng trưởng chiến lược cho các doanh nghiệp ở châu Á do Ernst & Young và Economist Intelligence Unit thực hiện vào tháng 3 và tháng 4 năm 2012 với 617 nhà quản trị cấp cao ở Đông Á và Đông Nam Á, với đặc thù là một quốc gia chủ yếu tập trung vào đầu tư nội địa, dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với các doanh nghiệp trong khu vực.

Tuy nhiên, mức đầu tư tăng lên một cách nhanh chóng. Theo Ernst & Young, trong năm 2005, tổng dòng vốn đầu tư ra nước ngoài chỉ đạt 70 triệu USD, tới năm 2011đã tăng lên 1 tỷ USD. Mặc dù tốc độ tăng trưởng đầu tư được dự đoán sẽ tăng gấp đôi tính đến năm 2020, nhưng chỉ chiếm khoảng 1% tổng GDP, một tỷ lệ rất nhỏ so với các quốc gia khác.

Tuy vậy, nhìn ở góc độ cạnh tranh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc toàn cầu của Ernst & Young cho rằng: “Việt Nam đã có một bước tiến dài trong việc tham gia vào thị trường thế giới, bắt đầu từ việc gia nhập WTO từ năm 2007 và tiếp tục gia tăng sức cạnh tranh với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn thấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO