Việt Nam đẩy mạnh đầu tư dịch vụ viễn thông vào Myanmar

V.T| 09/07/2015 01:16

Chính phủ Myanmar hiện đang khuyến khích và kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phát thanh - truyền hình nước này.

Việt Nam đẩy mạnh đầu tư dịch vụ viễn thông vào Myanmar

Theo Ủy ban Đầu tư nước ngoài Myanmar, tính đến tháng 2/2015, Việt Nam xếp thứ 8 trong top 30 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Myanmar với tổng vốn đầu tư lên đến 513 triệu USD.

Mới đây, tập đoàn FPT vừa được Bộ Truyền thông và Công nghệ thông tin Myanmar cấp giấy phép triển khai hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông.

Theo đó, FPT sẽ được phép triển khai hạ tầng tuyến trục quốc gia tại Myanmar, tạo cơ sở để phát triển dịch vụ internet tại đây.

Giấy phép này có thời hạn 15 năm và có hiệu lực từ ngày 6/7/2015.

Được biết, hiện tại có 6 tập đoàn lớn trong nước của Myanmar đã được nhận giấy phép tương tự. FPT là công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên được Chính phủ Myanmar cấp giấy phép này.

Trước đó, Chính phủ nước này cho hay, Myanmar hiện đang khuyến khích và kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phát thanh - truyền hình.

Trong một chia sẻ hồi cuối tháng 3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Thông tin Myanmar U Ye Htut cho biết, Myanmar đang phát triển mạnh lĩnh vực phát thanh - truyền hình nên Chính phủ đã bắt đầu cấp phép cho các doanh nhân tư nhân tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này và tiến hành soạn thảo quy định để tiến tới cấp phép cho các doanh nghiệp nước ngoài liên doanh cùng doanh nghiệp tư nhân trong nước cung cấp dịch vụ.

Với dân số xấp xỉ 56 triệu người, tỷ lệ tiếp cận internet ngày càng cao trong khi chất lượng đường truyền Internet hiện ở mức rất thấp, Myanmar hiện được coi là thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông trong và ngoài nước.

>FPT triển khai dự án ERP đầu tiên tại Myanmar

>Viettel trượt đấu thầu tại Myanmar

>Đại gia viễn thông chen chân vào Myanmar

>Cơn sốt điện thoại di động ở Myanmar

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Việt Nam đẩy mạnh đầu tư dịch vụ viễn thông vào Myanmar
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO