Tin kinh tế ngày 20/5: Doanh nghiệp xuất khẩu dệt may dồi dào đơn hàng

HT| 20/05/2021 07:00

Ngoài ra, một số tin tức về kinh tế đáng chú ý khác trong ngày bao gồm công suất điện mặt trời của Việt Nam hiện đứng thứ 7 thế giới, Mỹ điều tra chống bán phá giá mật ong Việt Nam, đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Canada lên 8 tỷ USD trong hai năm tới...

Doanh nghiệp xuất khẩu dệt may dồi dào đơn hàng

0-3159-1621504129.jpg

Báo cáo về ngành dệt may cho thấy, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam có đủ đơn đặt hàng để sản xuất đến hết quý III/2021. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt 9,7 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, do sự phục hồi mạnh mẽ tại Mỹ, vốn là thị trường xuất khẩu chính của ngành này.

Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về công suất điện mặt trời

2-2560-1621504129.jpg

Theo nhóm nghiên cứu năng lượng sạch BloombergNEF, Việt Nam hiện đứng thứ 7 trên thế giới về công suất điện mặt trời. Năm 2020, số lượng tấm pin mặt trời được lắp đặt tại Việt Nam đứng thứ ba toàn cầu, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Sự phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam phần lớn được thúc đẩy bởi các tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, giá giảm mạnh khiến các tấm pin mặt trời là giải pháp thay thế rẻ và tiện lợi trong hoạt động sản xuất điện.

Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Canada lên 8 tỷ USD trong hai năm tới

3-3586-1621504129.jpg

Doanh nghiệp hai nước cần tận dụng cơ hội trong khuôn khổ CPTPP; khuyến khích Canada đa dạng hóa đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực Canada có thế mạnh như tài chính, đổi mới sáng tạo, nông nghiệp bền vững, làm sạch môi trường, năng lượng sạch. Mục tiêu cụ thể nhằm đưa kim ngạch thương mại hai chiều hiện ở mức 5 tỷ USD lên 8 tỷ USD trong hai năm tới.

Mỹ điều tra chống bán phá giá sản phẩm mật ong của Việt Nam

4-3933-1621504129.png

Bộ Công Thương đã nhận được thông tin Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong có xuất xứ từ Argentia, Brazil, Ấn Độ, Ucraina và Việt Nam. Biên độ bán phá giá do DOC ước tính với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong khoảng 47,56 - 138,23%. Dự kiến, thời gian điều tra của DOC là 12 tháng và có thể gia hạn thêm 6 tháng theo quy định của Mỹ.

Thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động quốc tế tại Việt Nam

5-3531-1621504130.jpg

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa ký kết bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Nội dung hợp tác bao gồm: nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn lao động quốc tế, tăng cường nội luật hóa, thực thi các công ước của ILO mà Việt Nam đã gia nhập, thúc đẩy năng lực quốc gia thực hiện và báo cáo việc thực thi các công ước đã phê chuẩn, theo dõi, đánh giá việc thực thi, đề xuất đưa ra khuyến nghị gia nhập thêm các công ước khác.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tin kinh tế ngày 20/5: Doanh nghiệp xuất khẩu dệt may dồi dào đơn hàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO