Tìm thị trường mới để tránh bị đào thải

04/04/2011 06:51

Trước tình hình giá nguyên, nhiên liệu tăng cao cộng với những khó khăn về tiếp cận vốn, lãi suất cao..., nhiều doanh nghiệp đã chọn giải pháp hạn chế đầu tư, mở rộng sản xuất, đồng thời đẩy mạnh quản trị nội bộ nhằm ổn định sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động.

Tìm thị trường mới để tránh bị đào thải

Trước tình hình giá nguyên, nhiên liệu tăng cao cộng với những khó khăn về tiếp cận vốn, lãi suất cao..., nhiều doanh nghiệp đã chọn giải pháp hạn chế đầu tư, mở rộng sản xuất, đồng thời đẩy mạnh quản trị nội bộ nhằm ổn định sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động.

Ông Đặng Chí Hùng - Ảnh: N.BÌNH

Ông Đặng Chí Hùng, giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần nhôm nhựa Kim Hằng và ông Võ Trường Thành, tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành (Bình Dương), đều khẳng định trong tình hình hiện nay nếu doanh nghiệp không năng động phát triển thị trường mới thì doanh nghiệp sẽ tự đào thải mình.

Ông Đặng Chí Hùng cho biết:

Ông Võ Trường Thành (tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn gỗ Trường Thành, Bình Dương): Hạn chế tối đa lãng phí

Ông Võ Trường Thành - Ảnh: L.SƠN

- Hiện chúng tôi đã cho dừng và giảm quy mô việc mở rộng các dự án sản xuất và trồng rừng. Dự án mở rộng Nhà máy sản xuất Trường Thành - Bình Dương 3 được chúng tôi cho dừng lại. Cùng với đó, chúng tôi giảm quy mô trồng rừng từ 4.000ha trong năm 2011 xuống còn 2.000ha, việc xây dựng tổng kho dự kiến rộng 30ha cũng được cân nhắc chỉ xây dựng 14ha.

Bên cạnh biện pháp này, chúng tôi chú trọng giải pháp quản trị nội bộ. Chúng tôi cho sáp nhập Nhà máy sản xuất Trường Thành - Đắk Lắk 1 và 2 cũng như hai công ty trồng rừng TTP và TTC (tại Đắk Lắk) lại với nhau để giảm bớt biên chế điều hành và thuận tiện cho việc quản lý.

Việc thắt chặt quy trình sản xuất được ưu tiên. Chúng tôi đầu tư hệ thống tận dụng nhiệt năng bỏ phí từ các nồi hơi để chuyển nhiệt năng này phục vụ các công đoạn khác của sản xuất như hấp, sấy... sản phẩm được công ty tính đến nhằm hạn chế tối đa lãng phí. Tất cả hoạt động này nhằm đảm bảo duy trì công ăn việc làm cho 6.500 lao động hiện nay.

* Những hợp đồng đã ký với đối tác từ trước tết (khi giá nguyên, nhiên liệu đầu vào chưa tăng) chiếm đến 50% lượng sản xuất của công ty. Doanh nghiệp ứng phó như thế nào trong tình hình hiện nay, thưa ông?

- Những hợp đồng đã ký trước khi chi phí đầu vào tăng cao như hiện nay chúng tôi không thể đàm phán để tăng giá. Do đó, chúng tôi chấp nhận sản xuất không có lãi với những đơn hàng này. Tuy nhiên với những hợp đồng sau đó, chúng tôi sẽ yêu cầu tăng 10% giá trị đơn hàng. Phía đối tác cũng đã chấp thuận yêu cầu này khi họ nắm được tình hình khó khăn của doanh nghiệp hiện nay.

Ngoài việc mở rộng thị trường xuất khẩu, chúng tôi tham gia cung cấp sản phẩm cho các dự án xây dựng trong nước như tại TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng. Việc cung cấp “không gian sống” thay vì chỉ các sản phẩm đơn lẻ giúp tăng giá trị sản phẩm hơn rất nhiều so với trước đó và mức tăng chi phí đầu vào.

- Từ đầu năm đến nay, biến động giá nguyên liệu đầu vào rất mạnh. Xăng dầu tăng giá đã tạo ra hiệu ứng đôminô lên mặt bằng từ nguyên liệu chất đốt như gas, dầu đến nguyên liệu sản xuất đều thi nhau tăng giá, nếu doanh nghiệp không tìm cách xoay xở mà tăng liên tục theo giá đầu vào thì sẽ rối loạn thị trường, sụt giảm sức mua.

Chúng tôi vẫn chưa tăng giá bán, đặc biệt trong dịp tết nhờ đặt hàng số lượng lớn và chốt giá thời gian dài nên chúng tôi kéo giãn được thời điểm tăng giá đầu vào. Tăng giá không đơn giản chỉ điều chỉnh là xong mà nó còn ảnh hưởng đến hệ thống phân phối, bao giờ người tiêu dùng cũng chịu nhiều thiệt thòi nhất. Tăng giá sản phẩm là phương án cuối cùng mà doanh nghiệp tính đến sau khi đã cắt nhiều chi phí trong công ty.

* Vậy doanh nghiệp làm gì để hài hòa giữ áp lực tăng giá và giữ sức mua của người tiêu dùng?

- Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi chọn giải pháp tăng sản lượng sản xuất. Nghe có vẻ hơi lạ nhưng đây là cách mà chúng tôi cho là giải quyết được bài toán lợi nhuận, duy trì sản xuất, hạn chế tăng giá, đặc biệt vẫn tạo được công ăn việc làm cho nhân viên với mức lương tốt.

Việc tăng sản lượng hàng hóa sẽ buộc đầu ra sản phẩm năng động hơn. Sản xuất nhiều, chúng tôi tính toán lợi nhuận trên sản phẩm sẽ ít lại, giá không tăng mạnh, thay vào đó đẩy mạnh lượng hàng bán ra. Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp chúng tôi như con thoi, đi liên tục để phát triển thêm thị trường mới. Tất cả các chuyến hàng Việt về nông thôn, hội chợ, bán hàng lưu động trong chương trình “Người VN ưu tiên hàng VN”, doanh nghiệp đều tích cực tham gia xem đây là cơ hội tiếp cận người tiêu dùng, hiểu thêm thị hiếu thị trường. Thông qua những chương trình này, chúng tôi đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với thị trường nông thôn.

Có một điều ai cũng biết hiện lương thực khan hiếm đắt đỏ, nông dân bán hàng được giá, thu nhập tốt hơn và tiêu dùng vì thế cũng sẽ tăng. Điều này chứng minh rõ qua các phiên chợ về nông thôn gần đây, doanh số tăng gấp 2, gấp 3 lần so với hình dung của các doanh nghiệp. Thành công cũng nhờ tâm lý sử dụng hàng Việt ngày một tăng.

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu. Doanh nghiệp VN vẫn có truyền thống tập trung vào thị trường châu Âu, châu Mỹ nhưng theo tôi, những thị trường mới tiềm năng là thị trường khu vực ASEAN, châu Phi, Tây Phi...

Đây là những quốc gia có nhu cầu tiêu dùng khá phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp VN, cạnh tranh về giá cũng khá hợp lý. Các thị trường mà Nhà nước đang xúc tiến mạnh mẽ như thị trường Campuchia, Myanmar... quan hệ ngoại giao tốt sẽ là lực đỡ cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường này. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi luôn hài hòa giữa thị trường nội địa và xuất khẩu, trong đó luôn ưu tiên thị trường nội địa. Có thể chúng tôi thu hẹp sản lượng thị trường xuất khẩu chứ không bao giờ để thị trường nội thiếu hàng.

* Tâm lý của nhiều doanh nghiệp hiện nay chờ một sự hỗ trợ mới từ Chính phủ như giảm lãi suất, tạo thuận lợi tiếp cận được với nguồn cung ngoại tệ...?

- Gần đây Chính phủ có ban hành gói giải pháp gồm sáu điểm để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có đề cập thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu. Doanh nghiệp chúng tôi vẫn thường lấy đó là điều đáng lạc quan, những khó khăn hiện nay chỉ là tạm thời. Sự thích nghi với thay đổi mà Chính phủ thực hiện không chỉ đáp ứng tình hình hiện nay mà còn đảm bảo lợi ích lâu dài của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh.

Năm 2015 là thời điểm cam kết khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) về cắt giảm thuế quan chung mở rộng đến tất cả các nước trong khu vực, trong đó có VN, sẽ có hiệu lực rồi các thỏa thuận mở cửa thị trường giữa ASEAN và Trung Quốc đưa thuế nhiều mặt hàng chỉ còn 0-5%. VN mở cửa đầu tư, làn sóng hàng ngoại sẽ rõ ràng hơn. Vì vậy nếu không có sự chuẩn bị từ bây giờ, chắc chắn doanh nghiệp VN khó trụ nổi.

Với các biện pháp điều hành kinh tế của Chính phủ hiện nay, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ dần tháo gỡ các múi rối của nền kinh tế, các mối lo về ngoại tệ, vốn, giá cả sẽ sớm ổn định. Quan trọng hơn, doanh nghiệp lúc này không ngồi im và trông chờ sự giúp đỡ từ Chính phủ mà phải tự phát huy nội lực, xoay xở dựa trên nền tảng sẵn có như linh động nguồn vốn, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cơ cấu lại sản phẩm, hệ thống phân phối...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tìm thị trường mới để tránh bị đào thải
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO