Tăng cường kiểm soát hoạt động ngân hàng ngầm

29/11/2012 08:51

Hội nghị ổn định tài chính khu vực Đông Á lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam do Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (NFSC) khởi xướng. Ổn định thị trường tài chính khu vực Đông Á vì sự phát triển bền vững của kinh tế khu vực và toàn cầu là nội dung chủ đạo được hướng tới.

Tăng cường kiểm soát hoạt động ngân hàng ngầm

Hội nghị ổn định tài chính khu vực Đông Á lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam do Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (NFSC) khởi xướng. Ổn định thị trường tài chính khu vực Đông Á vì sự phát triển bền vững của kinh tế khu vực và toàn cầu là nội dung chủ đạo được hướng tới.

Rất nhiều nhà lãnh đạo các tổ chức tài chính quốc tế dự hội nghị

“Tôi đồng ý với ý kiến của nhiều chuyên gia tài chính quốc tế cho rằng những hệ quả, diễn biến phức tạp diễn ra trên thị trường tài chính hiện nay đặt khu vực tài chính Đông Á trước những rủi ro, đòi hỏi các cơ quan tài chính phải có lộ trình cải cách”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị diễn ra hôm 27/11 tại Hà Nội, với sự tham dự của khoảng 400 đại biểu là các chuyên gia tài chính quốc tế.

Ông nói thêm rằng Việt Nam đang là nước kém phát triển, là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình. Năm 2012 GDP đạt mức tăng trưởng trên 5%, xuất khẩu tăng trên 20% so với năm trước, phúc lợi của người dân vẫn được cải thiện. Song Việt Nam vẫn hướng đến trọng tâm tái cơ cấu thị trường tài chính, trong đó đặc biệt tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tái cấu trúc nền tài chính theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là đổi mới cơ chế giám sát tài chính.

Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia nói rằng, sau tuyên bố của Hội nghị G20 (2008), các quốc gia trên thế giới thấy rằng cần phải có một cuộc cải cách tài chính mạnh mẽ ở các phương diện: đòi hỏi khắt khe hơn về tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng; tăng cường quy chế kiểm soát các giao dịch phái sinh trên thị trường phi chính thức và các hoạt động ngân hàng ngầm; cam kết tăng cường hệ thống giám sát một cách hiệu quả; đổi mới chuẩn mực nhận dạng rủi ro và xử lý các định chế tài chính có vấn đề, nhất là các định chế lớn có nguy cơ gây rủi ro hệ thống.

Ông bổ sung, tiến trình cải cách hệ thống tài chính -theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), World Bank và Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) - đang phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Vì vậy đẩy mạnh nền tảng tài chính và những giải pháp cơ bản hướng tới mục tiêu ổn định hệ thống càng được đặt ra.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tăng cường kiểm soát hoạt động ngân hàng ngầm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO