Quan tâm đến doanh nghiệp

MINH HẰNG/DNSGCT| 29/06/2013 01:00

Như vậy là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tại hai thành phố lớn nhất nước là TP.HCM và Hà Nội đã tăng trở lại sau ba tháng giảm liên tiếp, lần lượt tăng 0,12% và 0,08% so với tháng 5. CPI tăng được lý giải là do đà giảm giá lương thực đã ngưng lại, trong khi một số mặt hàng khác trong rổ hàng hóa tăng nhẹ.

Quan tâm đến doanh nghiệp

Như vậy là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tại hai thành phố lớn nhất nước là TP.HCM và Hà Nội đã tăng trở lại sau ba tháng giảm liên tiếp, lần lượt tăng 0,12% và 0,08% so với tháng 5.

Đọc E-paper

CPI tăng được lý giải là do đà giảm giá lương thực đã ngưng lại, trong khi một số mặt hàng khác trong rổ hàng hóa tăng nhẹ. Tuy nhiên, đó chưa phải do sự gia tăng tổng cầu và tiêu dùng, từ đó kéo theo sự gia tăng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Các doanh nghiệp có khả năng thì chưa mạnh dạn vay vốn, trong khi cho vay tiêu dùng dù có tăng trưởng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Chính vì vậy, hoạt động tín dụng của các ngân hàng trong tháng 6 chưa thể tăng mạnh.

Không chỉ đầu ra cho đồng vốn mới là vấn đề, mà đầu vào - nguồn vốn huy động của các ngân hàng trong thời gian tới được dự báo cũng không còn dễ dàng như trước. Hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng tháng 6 này đã tăng chậm lại so các tháng đầu năm, do lãi suất huy động giảm.

Việc các ngân hàng liên tục giảm lãi suất huy động do thanh khoản dồi dào khiến nhiều người cho rằng Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể dỡ bỏ trần lãi suất huy động.

Hiện các ngân hàng thương mại đều áp dụng lãi suất huy động ở các kỳ hạn dài trên 12 tháng chỉ quanh ngưỡng 7,5%/năm, còn lãi suất kỳ hạn gửi 1-3 tháng chỉ 5 - 6%/năm từ mấy tháng nay. Trần lãi suất giờ chỉ còn mang tính định hướng cho các ngân hàng thương mại và đây có thể xem là thành công trong việc điều hành tiền tệ.

Cũng do xu hướng lãi suất giảm và thanh khoản dồi dào nên nhiều ngân hàng thương mại đã và đang giảm dần lãi suất cho vay xuống chỉ còn 10 - 13%/năm, nhiều ngân hàng còn triển khai các gói sản phẩm cho doanh nghiệp với lãi suất chỉ 9%/năm. Đối tượng được nhắm đến là các doanh nghiệp xuất khẩu và một số doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các doanh nghiệp lớn và có tiềm lực thường đòi hỏi ngân hàng phải cho vay các khoản vay lớn với lãi suất rất thấp, trong khi các doanh nghiệp nhỏ có thể chấp nhận vay với lãi suất cao hơn, ngân hàng lại có cơ hội để phát triển những mảng dịch vụ khác.

Tuy nhiên, các ngân hàng cũng chưa dám “xả cửa” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vì sợ rủi ro, đặc biệt là đề phòng các doanh nghiệp vay để đảo nợ chứ không phải để sản xuất, kinh doanh.

Sự thận trọng của các ngân hàng thương mại cũng dễ hiểu bởi thời gian qua vấn đề nợ xấu thực sự ám ảnh các ngân hàng và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các định chế tài chính này.

Tính đến hết tháng 5, theo báo cáo của 124 tổ chức tín dụng trong nước, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ở mức 4,65%, trong đó có 30/124 tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu trên 3%, mức mà theo quy định phải bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản quốc gia.

Cũng vì các ngân hàng thương mại sợ rủi ro khi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay mà đang tồn tại một nghịch lý là trong khi thanh khoản của các ngân hàng dư dả thì đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó tiếp cận được nguồn vốn, kể cả khi họ thực sự cần vốn để mở rộng hoặc duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cả nước hiện có trên nửa triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm tới 98% tổng số lượng doanh nghiệp, nhưng chỉ 30% trong số này tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng.

Vì lý do này, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đang đề xuất xây dựng ngân hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa để hy vọng rằng đối tượng này có thể dễ dàng được đáp ứng nhu cầu về vốn. Những động thái như vậy là rất cần thiết, bởi quan tâm đến giới doanh nghiệp chính là quan tâm đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Quan tâm đến doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO