Nghị quyết 07-NQ/TW: Đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững

NGUYÊN BẢO| 23/11/2016 00:19

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết 07) về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.

Nghị quyết 07-NQ/TW: Đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết 07) về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.  

Đọc E-paper

Nghị quyết nêu rõ mục tiêu trong giai đoạn 2016 - 2020 tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân khoảng 20 - 21% GDP, phấn đấu tổng thu ngân sách bằng khoảng 1,65 lần giai đoạn 2011 - 2015. Trong tổng thu ngân sách nhà nước, tỷ trọng thu nội địa khoảng 84 - 85%, tỷ trọng thu dầu thô và thu xuất nhập khẩu khoảng 14 - 16%, tỷ trọng thu ngân sách trung ương từ 60 - 65%. Sau năm 2020, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước so với GDP được duy trì ở mức ổn định, hợp lý.

Ngược lại, tỷ lệ chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 bình quân khoảng 24 - 25% GDP. Trong tổng chi ngân sách nhà nước, tỷ trọng chi đầu tư phát triển khoảng 25 - 26%, tỷ trọng chi thường xuyên dưới 64%, đặc biệt ưu tiên bảo đảm chi trả nợ, chi dự trữ quốc gia. Sau năm 2020, quy mô chi xác định phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, khả năng cân đối nguồn lực, bảo đảm an toàn nợ công.

Mục tiêu quan trọng của Nghị quyết 07 là nhằm giữ vững an ninh tài chính quốc gia, bảo đảm cân đối ngân sách, giảm dần tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP, đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP, hướng tới cân bằng thu chi ngân sách nhà nước.

Quy mô nợ công hằng năm trong giai đoạn 2016 - 2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài không quá 45% GDP.

Việc cân đối lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công phải đặt trong tổng thể cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm hiệu quả, toàn diện, công bằng, bền vững và động viên hợp lý các nguồn lực.

Để thực hiện những mục tiêu cụ thể này, Nghị quyết 07 đưa ra các chủ trương, giải pháp cụ thể. Trong đó, nhấn mạnh đến việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo nguồn thu vững chắc cho ngân sách nhà nước.

Việc cân đối lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công phải đặt trong tổng thể cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm hiệu quả, toàn diện, công bằng, bền vững và động viên hợp lý các nguồn lực.

Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo thống nhất nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp về chấp hành nghĩa vụ nộp thuế, pháp luật về ngân sách nhà nước, quản lý nợ công, thực hành tiết kiệm và phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Song song đó là tập trung cơ cấu lại thu chi ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý nợ công, bảo đảm an toàn và bền vững nền tài chính quốc gia. Thực hiện nghiêm nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên, từng bước tăng tích lũy cho đầu tư phát triển và trả nợ vay. Xây dựng và triển khai kế hoạch tài chính trung hạn gắn với quản lý nợ công, kiểm soát bội chi ngân sách và kế hoạch đầu tư công trong cùng thời kỳ.

Đồng thời cần hoàn thiện thể chế, chính sách, công cụ, bộ máy quản lý thu ngân sách hợp lý và quản lý nợ công hiệu quả, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ ngắn hạn và chi phí vay vốn.

Cần đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả đầu tư công cũng như tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính - ngân sách nhà nước và nợ công, thực hiện có hiệu quả việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương, ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng trốn thuế, thất thu và nợ thuế.

Cần thực hiện việc nghiên cứu, xây dựng chiến lược và lộ trình cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công sau năm 2020 theo hướng phát triển hệ thống thu đồng bộ, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế, kết hợp chặt chẽ công tác quản lý nợ công với công tác điều hành chính sách tài khóa - tiền tệ để nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.

>Kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa XIV: Quyết định về phân bổ ngân sách

>NSNN: Nên "khoán" thay vì "phân bổ"?

> Kích hoạt gói ngân sách kỷ lục, Nhật quyết khôi phục kinh tế

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nghị quyết 07-NQ/TW: Đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO