Nếu vẫn xem Covid-19 là đại dịch, hệ thống y tế không thể trụ được

Tùy Phong| 22/02/2022 04:15

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, bằng mọi cách phải có lộ trình rõ ràng để biến Covid-19 thành bệnh lý chuyên khoa, bệnh nhân vào khám, chữa bệnh và chi trả theo bảo hiểm y tế. Lúc đó, cuộc sống mới trở lại bình thường được.

Thiếu nhân lực, vật lực

Chia sẻ về những khó khăn khi phải điều động nhân viên y tế tham gia chống dịch mà vẫn phải cân đối, duy trì các hoạt động bình thường khác của bệnh viện, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nói: "Trước khi có dịch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thực hiện khám chữa bệnh với quy mô cơ sở 1 ở Tôn Thất Tùng là 500 gường bệnh và có cơ sở 2 ở Trương Công Giai. Tổng nhân viên y tế hơn 1.000 người".

Sau khi đại dịch xảy ra, ngoài chi viện các tỉnh, Bộ Y tế giao Bệnh viện Đại học Y Hà Nội xây bệnh viện điều trị Covid-19 ở Hoàng Mai, để điều trị bệnh nhân nặng nguy kịch với quy mô 500 giường. Với 500 giường, cần khoảng gần 1.000 cán bộ nhân viên nữa.

Ông Hiếu cho biết, đến sáng 22/2/2022, vẫn còn 200 bệnh nhân. Số lượng không tăng lên mà vẫn duy trì. Tuy nhiên, để điều hành 200 giường hồi sức, ECMO, thở máy… thì cần nhân lực rất lớn. Theo đó, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội "đành phải kêu gọi sự chia sẻ của cộng đồng".

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Bằng mọi cách chúng ta phải có lộ trình rõ ràng để biến COVID-19 thành bệnh lý chuyên khoa, bệnh nhân vào viện khám, chữa bệnh và chi trả theo bảo hiểm y tế. Lúc đó cuộc sống của chúng ta mới trở lại bình thường như cũ được. Ảnh VGP/Quang Thương

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, bằng mọi cách phải có lộ trình rõ ràng để biến Covid-19 thành bệnh lý chuyên khoa, bệnh nhân vào viện khám, chữa bệnh và chi trả theo bảo hiểm y tế. Lúc đó cuộc sống của chúng ta mới trở lại bình thường như cũ được. Ảnh VGP/Quang Thương

"Chỗ chúng tôi hầu như bao giờ cũng có các tình nguyện viên tham gia. Các bác sĩ, điều dưỡng của chúng tôi luôn chuyển xuống cơ sở Hoàng Mai để điều trị... Khó khăn nhất là nếu chúng ta vẫn duy trì tình trạng này thì chắc là không thể nào trụ được. Nếu chúng ta cứ coi Covid-19 là đại dịch, thực hiện những quy định hiện hành thì không thể nào duy trì được lực lượng", ông Hiếu nói.

Đồng thời, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết khó khăn lớn nhất là duy trì hoạt động, kinh tế vật tư trang thiết bị. Hiện, hầu như tất cả các nguồn lực huy động được "đã huy động rồi, không thể xin mãi được tiền tài trợ". Do đó, rất cần chính sách để các bệnh viện có thể duy trì lâu dài.

Cần sớm có hướng dẫn, hành động

Về giải pháp, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu đề xuất 5 nội dung sau: Thứ nhất, Nghị quyết 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành đã có hiệu lực. Đây là Nghị quyết có tính chất quyết định trong thay đổi hoạt động của hệ thống y tế trong phòng, chống dịch giai đoạn mới. Tuy nhiên, chúng ta chưa ban hành nghị định để hướng dẫn thực hiện Nghị quyết này.

"Do đó, tôi rất mong muốn phải có nghị định của Chính phủ càng sớm càng tốt để Nghị quyết đi vào cuộc sống. Có như thế thì chúng tôi mới làm được việc. Nếu chỉ có Nghị quyết thì chúng tôi không thể hướng dẫn làm được. Hiện, chúng ta rất khó khăn trong việc dự toán, thanh quyết toán kinh phí điều trị Covid-19 và chi phí phòng, chống dịch do chưa có nghị định hướng dẫn", ông Hiếu nói.

Thứ hai là quy định cụ thể trong Nghị quyết có nhưng chưa có nghị định hướng dẫn. Nghị quyết có nội dung các bệnh viện phải có trách nhiệm ứng dụng công nghệ thông tin phần thu, chi trong khám, chữa bệnh để tránh quá tải bệnh viện tuyến trên, đồng thời điều trị, hỗ trợ kịp thời các bệnh viện tuyến dưới.

Hiện, chúng ta rất khó khăn trong việc dự toán, thanh quyết toán kinh phí điều trị Covid-19 và chi phí phòng, chống dịch do chưa có nghị định hướng dẫn", ông Hiếu nói.

Hiện, rất khó khăn trong việc dự toán, thanh quyết toán kinh phí điều trị Covid-19 và chi phí phòng, chống dịch do chưa có nghị định hướng dẫn", ông Hiếu nói.

Thứ ba là phải có chính sách chi trả cho con người, cho nhân viên y tế sau chi lương hợp đồng và phụ cấp để bảo đảm điều trị Covid-19 lâu dài. Bác sĩ phải có thu nhập tăng thêm phần đã được thanh toán.

Thứ tư là có cơ sở pháp lý để đơn vị tiếp nhận nguồn nhân lực điều trị bệnh nhân Covid-19 như tuyển dụng, huy động nguồn nhân lực cơ sở y tế công, y tế tư, tham gia thực hiện tiêm chủng, thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19.

"Hiện, chúng tôi không có biên chế mà nhận thêm gần 500 người vào viện chăm sóc bệnh nhân Covid-19 thì làm sao thanh toán, chi trả cho họ được. Phải có hướng dẫn cụ thể về vấn đề con người", ông Hiếu chia sẻ.

Một vấn đề nữa, Nhà nước cần có chính sách miễn thuế đối với những đơn vị huy động các nguồn lực tiền, tài sản… phục vụ phòng, chống dịch Covid-19. Cuối cùng, bằng mọi cách phải có lộ trình rõ ràng để biến Covid-19 thành bệnh lý chuyên khoa, khám chữa bệnh thông thường, không còn dịch nữa thì bệnh này sẽ như viêm phổi, suy tim… vào viện khám, chữa bệnh và chi trả theo bảo hiểm y tế. Lúc đó cuộc sống mới trở lại bình thường như cũ được.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nếu vẫn xem Covid-19 là đại dịch, hệ thống y tế không thể trụ được
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO