Kinh nghiệm thế giới: khôi phục giá trị nội tệ, dân sẽ thôi tích trữ vàng

28/02/2011 00:49

Đối với người dân ở nhiều nước, vàng là một dạng tiền tệ, lưu giữ giá trị. Vàng giúp người dân tự bảo vệ mình trước sự lạm dụng của các ngân hàng trung ương các nước khi các đơn vị này có chính sách cung tiền làm giá trị các đồng tiền giấy (nội tệ) thay đổi (giảm) mà bản thân người dân không kiểm soát được.

Kinh nghiệm thế giới: khôi phục giá trị nội tệ, dân sẽ thôi tích trữ vàng

Đối với người dân ở nhiều nước, vàng là một dạng tiền tệ, lưu giữ giá trị. Vàng giúp người dân tự bảo vệ mình trước sự lạm dụng của các ngân hàng trung ương các nước khi các đơn vị này có chính sách cung tiền làm giá trị các đồng tiền giấy (nội tệ) thay đổi (giảm) mà bản thân người dân không kiểm soát được.

Nếu việc kinh doanh vàng miếng tại các tiệm vàng tư nhân bị cấm thì chỉ còn vàng nữ trang được mua bán tự do. Ảnh: Lê Quang Nhật

Vàng là phương tiện lưu giữ giá trị tài sản mà không bị ai làm sai lệch giá trị của nó. Còn với chính phủ các nước (thông qua ngân hàng trung ương), hầu hết lại muốn kiểm soát tình hình theo ý mình (thông qua chính sách tiền tệ) nên khi thấy thứ gì đó vượt quá tầm kiểm soát sẽ có khuynh hướng ngăn chặn bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Vàng là thứ có quyền năng có thể vượt ra ngoài vòng kiểm soát của các chính phủ và trong bối cảnh lạm phát toàn cầu hiện nay, nó đang phát huy quyền năng này, trở thành loại “tiền tệ” đối trọng với tiền giấy của các nước.

Mỹ từng cấm người dân sở hữu vàng trong mấy chục năm nhưng cấm không được vì đó là nhu cầu có thật nên đã cho sở hữu lại. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết hoạt động kinh doanh vàng ở Mỹ đều diễn ra trên sàn giao dịch, người ta mua bán các “chứng chỉ vàng” chứ không phải vàng vật chất. Ở châu Âu, người ta có tập quán chế vàng thành các đồng tiền vàng hay nữ trang (ít hơn) và mua bán với nhau ở các tiệm vàng, nhu cầu cao thấp tuỳ vào tình hình kinh tế tại từng thời điểm. Các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam..., người dân mua bán, tích trữ vàng miếng, vàng nữ trang rất phổ biến.

Nếu chính phủ các nước tạo được niềm tin đối với đồng nội tệ với lãi suất cao và ổn định, người dân sẽ sử dụng tiền giấy. Đồng USD của nước Mỹ giai đoạn 1985 đến năm 2000 lên giá liên tục, người dân Mỹ và dân các nước khác cực kỳ tin vào USD nên dùng và tích trữ USD. Nếu Mỹ phá giá đồng USD của mình như hiện nay thì mọi người sẽ không tin nữa, mà trú ẩn vào vàng. Điều đó – cùng với tình hình lạm phát – lý giải vì sao hiện nay người dân ở một số nước lại bắt đầu mua vàng tích trữ dưới các dạng khác nhau.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kinh nghiệm thế giới: khôi phục giá trị nội tệ, dân sẽ thôi tích trữ vàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO