Không “nóng” như... dự báo

01/07/2009 09:13

Thị trường bán lẻ Việt Nam được các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh. Nhiều người đã cho rằng, sau thời điểm mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tăng cường đầu tư.

Không “nóng” như... dự báo

Thị trường bán lẻ Việt Nam được các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh. Nhiều người đã cho rằng, sau thời điểm mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ (theo cam kết gia nhập WTO), các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tăng cường đầu tư. Thế nhưng sau 6 tháng mở cửa, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn chưa có những chuyển động đáng kể.

Thiếu vắng nhà đầu tư mới

Phó Vụ trưởng, Vụ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công Thương, bà Hoàng Thị Tuyết Hoa cho biết: Từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa (từ cách đây 2 năm) không có một doanh nghiệp bán lẻ mới nào xin cấp quyền kinh doanh.

Theo Bộ Công thương: Vào thời điểm này, hầu hết các giấy xin phép đầu tư xây dựng các siêu thị, trung tâm bán buôn bán lẻ của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chủ yếu là đầu tư nhỏ lẻ, chưa cónhà đầu tư nước ngoài nào xin giấy phép đầu tư hệ thống bán lẻ theo dạng chuỗi. Doanh nghiệp bán lẻ Lotte của Hàn Quốc mặc dù đã có giấy phép mở 15 siêu thị, trung tâm thương mại tại Việt Nam, nhưng đến thời điểm này Lotte cũng mớikhai trương siêu thị với vốn đầu tư 75 triệu USD vào ngày 1/1/2009 tại Sài Gòn. Ngoài Lotte đã đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam, chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn thứ 3 của Nhật Bản là Family Mart cũng mới chỉ lên kế hoạch liên doanh với Phú Thái để có thể mở của của hàng đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh vào cuối năm 2009.

Việc các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lần đâu tiên vào Việt Nam tỏ ra thận trọng khi lên kế hoạch đầu tư là bởi nền kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng khiến những doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tạm gác lại kế hoạch vào thị trường Việt Nam đểgiải quyết việc kinh doanh của đơn vị mình cũng như những chi nhánh sẵn có.Bên cạnh đó thị trường Việt Nam đã rớt khỏi “TOP” 5 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, chính vì vậy sau 6 tháng chính thức mở cửa theo lộ trình gia nhập WTO, thị trường bán lẻ Việt Nam hầu như không có nhiều sự xuất hiện của các “đại gia” bán lẻ quốc tế.

Trái ngước với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào thị trường Việt Nam, những doanh nghiệp đã đầu tư vào Việt Nam như Big C, Metro, , Parkson…đang tăng cường mở rộngmạng lưới. Bà Dương Thị Quỳnh Trang - Giám đốc đối ngoại Big C cho biết: Trong tháng 7/2009, Big C sẽ mở thêm một siêu thị Big C tại Huế, nâng tổng số siêu thị mang thương hiệu Big C tại Việt Nam lên 9 siêu thị. Không chịu thua kém, Tập đoàn Metro của Đức cũng đang xúc tiếnxây dựng thêm 2 đại siêu thịtại Đồng Nai và An Giang trong năm 2009. Khi đưa thêm 2 đại siêu thị này vào hoạt động, hệ thống siêu thị Metro tại Việt Nam sẽ có 10 siêu thị trên cả nước. Tập đoàn bán lẻ Parkson (Malaysia) mặc dù đã có 5 siêu thị, trung tâm thương mại tại Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh…nhưng trong năm 2009, Parkson cũng đang có kế hoạch xây dựng thêm một số siêu thị mới.

Doanh nghiệp Việt Nam tăng cường mở rộng mạng lưới

Không chỉ có doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mới mở rộng mạng lưới bán lẻ, nhiều doanh nghiệp bán lẻ trong nước như Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro), Saigon Corp…. cũng đang mở rộng hệ thống bán lẻ.

Trong quý I/2009, Hapro cùng với Công ty TNHH Trí Phúc khai trương 4 siêu thị đồng giá mang thương hiệu Daiso (đây là thương hiệu được Tập đoàn siêu thị đồng giá Daiso Nhật Bản nhượng quyền) tại Hà Nội. Dự kiến trong năm 2009, sẽ khai trương 10 siêu thị mang thương hiệu này trên toàn quốc. Không chỉ có vậy, Hapro còn chú trọng phát triển hệ thống siêu thị mang thương hiệu Hapro Mart.

Trong tháng 6/2009, Hapro liên tục khai trương 2 siêu thị Hapro Mart mới tại chợ Bưởi và khu chung cư Kim Chung-Đông Anh, nâng tổng số siêu thị, cửa hàng tiện ích của đơn vị lên 30 điểm kinh doanh tại Hà Nội và 4 tỉnh phía Bắc. Không chỉ chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống bán lẻ tại các thành phố lớn, có sức mua cao nhiều doanh nghiệp bán lẻ cũng đã tăng cường mở rộng mạng lưới bán lẻ ra các tỉnh thành. Đại diện Saigon Corp cho biết: Riêng trong tháng 5/2009, tai tỉnh Bình Phước và Vũng Tau đơn vị đã khai trương, đi vào hoạt động thêm 2 siêu thị mới, nâng tổng số siêu thị của đơn vị lên 37 siêu thị các loại.

Mặc dù các doanh nghiệp trong nước đã có những cố gắng trong việc xây dựng hệ thống bán lẻ, nhưng hệ thống bán lẻ Việt Nam vẫn bộc lộ những yếu kém. Ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương nhận xét: Mặc dù hệ thống siêu thị nội địa đã phát triển nhưng quá ít doanh nghiệp có những hệ thống phân phối đủ mạnh, đảm bảo kiểm soát và chi phối được thị trường trong nước, nhất là trong những tình huống khan hàng và sốt giá.

Ông Xuân cho rằng: Mặc dù rất ít khả năng các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài sẽ đẩy mạnhđầu tư vào Việt Nam trong năm 2009, nhưng trong tương lai không xa là điều chắc chắn. Để giữ được thị phần, các doanh nghiệp nội cần xác định rõ mặt mạnh và yếu của mình cũng như của các tập đoàn nước ngoài để có chiến lược cạnh tranh phù hợp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Không “nóng” như... dự báo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO