Hơn 18.000 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro

PV| 05/08/2019 04:11

Nửa đầu năm 2019, tổng nợ xấu của ba ngân hàng BIDV, Vietcombank và Vietinbank đã lên hơn 41.200 tỷ đồng, tăng 22% so với thời điểm cách đây một năm. Đây là số nợ có khả năng mất vốn đến 50%.

Hơn 18.000 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro

BIDV là ngân hàng có nợ xấu đến hơn 21.120 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6/2019. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm 46% (hơn 10.400 tỷ đồng). Nợ xấu ở Vietcombank sau 6 tháng đầu năm 2019 tăng 910 tỷ, với tổng nợ xấu hơn 7.100 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn chiếm 67%. Tuy nhiên, áp lực về nợ xấu với Vietcombank không lớn khi ngân hàng này có tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu tới 180%. 

“Khả quan” hơn BIDV và Vietcombank một chút, nợ xấu của Vietinbank có chiều hướng giảm trong 6 tháng đầu năm 2019. Tính đến cuối tháng 6/2019, tổng nợ xấu của Vietinbank hơn 13.000 tỷ đồng, giảm 5% so với đầu năm 2019. Nhưng nợ có khả năng mất vốn vẫn chiếm 56%.

Trong khi Vietcombank đã sạch nợ với trái phiếu VAMC, thì BIDV và Vietinbank vẫn còn hàng chục ngàn tỷ trái phiếu VAMC. Cuối năm 2018, BIDV còn hơn 14.000 tỷ đồng nợ xấu VAMC, Vietinbank còn hơn 13.000 tỷ đồng nợ xấu VAMC. Trong đó, BIDV đã trích dự phòng hơn 7.600 tỷ đồng, Vietinbank trích dự phòng hơn 2.230 tỷ đồng. 

Trước nguy cơ nợ xấu tràn lan, ba “ông lớn ngân hàng” này đã tiếp tục tăng trích lập dự phòng rủi ro trong 6 tháng cuối năm 2019. Vietinbank tăng chi phí dự phòng rủi ro lên 63% (hơn 4.230 tỷ đồng). BIDV cũng tăng chi phí dự phòng rủi ro lên 6,8% (10.710 tỷ đồng). Vietcombank tăng 2,5% chi phí dự phòng rủi ro (hơn 3.317 tỷ đồng). 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hơn 18.000 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO