Hội thảo "Người VN ưu tiên dùng hàng VN trách nhiệm tiên phong của DN"

Tổng hợp| 11/09/2009 01:10

Với chủ đề “Trách nhiệm tiên phong của DN”, các diễn giả đã làm rõ các vấn đề như ý nghĩa của cuộc vận động "Người VN ưu tiên dùng hàng VN"

Hội thảo

Hội thảo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(HCM Cityweb) -Ngày 9/9, Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM và báo Doanh nhân Sài Gòn phối hợp tổ chức Hội thảo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam - trách nhiệm tiên phong của doanh nghiệp” với sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Hồng và 250 đại diện các doanh nghiệp trong nước. Hội thảo nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại buổi hội thảo

Với chủ đề “Trách nhiệm tiên phong của doanh nghiệp”, các diễn giả đã làm rõ các vấn đề như ý nghĩa của cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong bối cảnh hiện nay; trách nhiệm tiên phong của doanh nghiệp; tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng; vai trò gắn kết doanh nghiệp-người tiêu dùng của nhà phân phối...

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, văn hóa mua hàng nội của người Việt đã hình thành khá rõ nét. Người tiêu dùng sẵn sàng ủng hộ cái mới nếu nó đáp ứng được nhu cầu của họ. Nếu doanh nghiệp trong nước nắm bắt được và luôn tạo ra sự mới mẻ về mẫu mã, chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp thì sẽ nhận được sự ủng hộ từ phía người tiêu dùng.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, chiến lược thị trường, cần coi trọng vị trí của thị trường nội địa, thúc đẩy và đổi mới hoạt động xuất khẩu. Trong triển khai thực hiện cần chú trọng vai trò và sự phối hợp 3 bên Nhà nước – doanh nghiệp - xã hội (đặc biệt là vai trò người tiêu dùng) trong phát triển kinh tế.

Bà khẳng định: “Muốn người tiêu dùng ủng hộ thì doanh nghiệp phải đóng vai trò trung tâm. Xã hội, người tiêu dùng không thể ủng hộ vô điều kiện cho doanh nghiệp, sản phẩm Việt được. Doanh nghiệp phải “nhào vô mà làm”, phải giành lấy người tiêu dùng”. Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề cốt tử của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần phải phát triển hệ thống phân phối chuyên nghiệp phù hợp với các mảng thị trường, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ hỗ trợ.

Các đại biểu tham dự hội thảo "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"

Trong thời gian tới cần phải chuyển xu hướng từ cạnh tranh chủ yếu bằng giá rẻ sang cạnh tranh bằng chất lượng để có sự khác biệt. Doanh nghiệp cũng cần biết mình, biết người, biết cách hợp tác và cạnh tranh với các đối tác, đối thủ quốc tế trên thị trường nội địa và xuất khẩu... “Thị trường nội địa là sân nhà, là nội lực, là “gót chân Asin” của nền kinh tế và của doanh nghiệp, nên phải giữ và tăng sức mạnh cho mình. Nếu doanh nghiệp trong nước không giải quyết tốt vấn đề nội địa thì khó mà tính đến vấn đề xuất khẩu”.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh trách nhiệm chính không thuộc về người tiêu dùng mà chính là các doanh nghịêp. Với 85 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam là một thị trường có tiềm năng rất lớn.

Bà khẳng định người Việt Nam vẫn yêu mến và ủng hộ hàng Việt Nam nếu doanh nghiệp biết nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Muốn như vậy doanh nghiệp phải hướng đến thị trường nội địa, tăng cường đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất, đầu tư chủng loại, mẫu mã, chất lượng, giá cả phải hợp lý… giữ vững uy tín và thương hiệu để sản phẩm được tin dùng, thuyết phục khách hàng bằng chính những ưu thế của sản phẩm.

Đồng thời doanh nghiệp hãy xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam, thông tin đến người dân, để họ hiểu rằng việc mua hàng Việt chính là thể hiện lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc.

MINH DUNG
www.hochiminhcity.gov.vn

Hội thảo "người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt"

(Vietnamplus.vn) - Ngày 9/9, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và báo Doanh nhân Sài Gòn phối hợp tổ chức Hội thảo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với sự tham dự của 250 đại diện các doanh nghiệp trong nước.

Hội thảo nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.

Với chủ đề “Trách nhiệm tiên phong của doanh nghiệp”, các diễn giả đã làm rõ các vấn đề như ý nghĩa của cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong bối cảnh hiện nay; trách nhiệm tiên phong của doanh nghiệp; tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng; vai trò gắn kết doanh nghiệp-người tiêu dùng của nhà phân phối...

Các đại biểu đã cùng các chuyên gia kinh tế đối thoại về các vấn đề thực tiễn như định nghĩa “hàng Việt”; cuộc vận động này có ảnh hưởng đến quá trình hội nhập khi Việt Nam đã gia nhập WTO không; các biện pháp cần triển khai thực hiện để cuộc vận động đem lại hiệu quả...

Theo bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, mục tiêu của cuộc vận động này là phát huy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Cuộc vận động này tái khẳng định đường lối phát triển kinh tế, xem nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng; khẳng định chiến lược phát triển kinh tế và doanh nghiệp theo hướng chú trọng chất lượng, sức cạnh tranh, tính bền vững.

Trong chiến lược thị trường, cần coi trọng vị trí của thị trường nội địa, thúc đẩy và đổi mới hoạt động xuất khẩu. Trong triển khai thực hiện cần chú trọng vai trò và sự phối hợp 3 bên Nhà nước - thị trường - xã hội (đặc biệt là vai trò người tiêu dùng) trong phát triển kinh tế, đồng thời gắn với hướng tái cấu trúc kinh tế sau khủng hoảng và chiến lược phát triển mới 2011-2020.

(TTXVN/Vietnam+)

Doanh nghiệp Việt Nam phải chịu trách nhiệm với hàng Việt

(SGTT) - Sáng ngày 9/9/2009, hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM và báo doanh nhân Sài Gòn đã khai mạc hội thảo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với chủ đề “trách nhiệm tiên phong của doanh nghiệp”. Bà Nguyễn Thị Hồng, phó chủ tịch UBND TP.HCM, đại diện các sở ban ngành và 250 doanh nghiệp đã cùng chia sẻ vấn đề: cộng đồng doanh nhân nắm vai trò chính trong việc tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng vào hàng Việt Nam.

Người tiêu dùng không bao giờ quay lưng với những sản phẩm “made in Vietnam” chất lượng và uy tín. Ảnh: HTD

Vai trò tiên phong

Trong hơn 1 giờ đồng hồ, bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế đã đưa ra những ý kiến phân tích về nội dung của cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Theo bà, cái hay của cuộc vận động lần này là chỉ rõ vai trò và nhiệm vụ của các đối tượng: cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và toàn xã hội. Đáng lưu ý ở đây, chi tiêu mua sắm của các cơ quan nhà nước đang chiếm 14% tổng GDP và đầu tư nhà nước chiếm 44% doanh thu xã hội. Với tỉ lệ như thế, nếu các hoạt động mua sắm của cơ quan nhà nước mà ngoảnh lưng với hàng Việt thì hàng Việt mất cơ hội phát triển lớn. Vì thế mà các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội phải dùng hàng nội khi mua sắm công.

Bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh: vai trò của doanh nghiệp trong cuộc vận động này luôn phải ở vị trí tiên phong. Bởi theo bà, “Doanh nghiệp là người thụ hưởng chính, người hành động chính, quyết định kết quả của cuộc vận động. Chính phủ không thể bảo hộ doanh nghiệp cũng như thị trường nội địa vì trái với các cam kết quốc tế, và hỗ trợ của chính phủ là hữu hạn. Xã hội, người tiêu dùng không thể ủng hộ vô điều kiện doanh nghiệp, sản phẩm Việt, mà doanh nghiệp phải giành lấy người tiêu dùng.” M.T (ghi)

Cũng theo phân tích của bà Chi Lan, trong tư duy lại về thị trường và người tiêu dùng, thì ranh giới giữa thị trường nội địa và thị trường quốc tế giảm dần, cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đáng chú ý ở đây, thị trường nội địa là sân nhà, là nội lực, là “gót chân Asin” của nền kinh tế và của doanh nghiệp, nên phải giữ và tăng sức mạnh cho mình.

Hiện nay thị trường nội địa Việt Nam có qui mô khá lớn với 86 triệu dân, nhiều tiềm năng, phát triển nhanh theo đà phát triển kinh tế và mức sống của người dân. Phục vụ người tiêu dùng cũng là vì sự phát triển của chính doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải tạo dựng niềm tin nơi người tiêu dùng

Một số lãnh đạo doanh nghiệp trình bày những quan điểm thế nào là hàng Việt Nam, nhãn hiệu nước ngoài sản xuất trong nước có phải hàng Việt Nam, những kinh nghiệm vận động có hiệu quả…

Theo ông Phan Quốc Công (công ty ICP), để người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng vào thương hiệu của công ty Việt Nam, thì công ty phải có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ, chất lượng không chỉ dừng ở mức đạt tiêu chuẩn trong nước, mà phải đạt chuẩn quốc tế, giá cả cạnh tranh, và cần phải có trách nhiệm với xã hội…

Một vấn đề khá thú vị được nêu lên, là đừng bao giờ đòi hỏi người tiêu dùng hãy trở thành người tiêu dùng thông minh (có người gọi là thông thái) trong bối cảnh các hàng rào giám sát chất lượng, các cơ sở pháp lý bảo vệ người tiêu dùng còn chưa đủ mạnh. Ở đây, doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch để tạo dựng niềm tin nơi người tiêu dùng. Việc chinh phục, lôi kéo người tiêu dùng đến với hàng Việt Nam là nhiệm vụ của doanh nghiệp Việt Nam.

Một dẫn chứng khá sinh động được ông Huỳnh Văn Minh, chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM đưa ra, là khi hàng xuất khẩu bị trả về, doanh nghiệp thực phẩm đem tái chế để bán cho người tiêu dùng nội địa, phải chăng đó là hành vi coi thường người tiêu dùng Việt Nam? Ông nhấn mạnh: nhà nước phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, và trong trường hợp nêu trên "hải quan Việt Nam ở đâu, sao lại cho nhập lại thực phẩm đã bị nước ngoài chê?".

Vậy nên với cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, trách nhiệm tiên phong là của doanh nghiệp.

M.T (ghi)

Hội thảo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(TTXVN) - Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, ngày 9/9, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh và báo Doanh nhân Sài Gòn phối hợp tổ chức Hội thảo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với sự tham dự của 250 đại diện các doanh nghiệp trong nước.

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng các chuyên gia kinh tế đối thoại về các vấn đề thực tiễn như: định nghĩa “hàng Việt”; Việt Nam đã gia nhập WTO, cuộc vận động này có ảnh hưởng đến quá trình hội nhập không?; các biện pháp cần triển khai thực hiện để cuộc vận động đem lại hiệu quả... thông qua làm rõ các vấn đề như: Ý nghĩa của cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay; trách nhiệm tiên phong của doanh nghiệp; tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng; vai trò gắn kết doanh nghiệp – người tiêu dùng của nhà phân phối...

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, mục tiêu của cuộc vận động này là phát huy lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Cuộc vận động này tái khẳng định đường lối phát triển kinh tế, xem nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng.

Chiến lược phát triển kinh tế và doanh nghiệp theo hướng chú trọng chất lượng, sức cạnh tranh, tính bền vững. Trong chiến lược thị trường, cần coi trọng vị trí của thị trường nội địa, thúc đẩy và đổi mới hoạt động xuất khẩu. Trong triển khai thực hiện cần chú trọng vai trò và sự phối hợp 3 bên: Nhà nước – thị trường – xã hội (đặc biệt là vai trò người tiêu dùng) trong phát triển kinh tế. Đồng thời gắn với hướng tái cấu trúc kinh tế sau khủng hoảng và chiến lược phát triển mới 2011-2020...

HÀ HUY HIỆP (TTXVN)

Hàng nội phải đảm bảo chất lượng

(Pháp Luật TP.HCM) - Người tiêu dùng không bao giờ quay lưng với những sản phẩm “made in Vietnam” chất lượng và uy tín. “Nếu doanh nghiệp có những bước đột phá và hợp tác thì không hề có chuyện người Việt quay lưng với hàng nội” - bà Bùi Hạnh Thu, Phó Tổng Giám đốc Sài Gòn Co.op, đã khẳng định như vậy tại hội thảo “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt và trách nhiệm của doanh nghiệp”. Hội thảo do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM và Báo Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức sáng qua (9/9).

Người tiêu dùng không quay lưng

Ông Phan Quốc Công, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hàng gia dụng quốc tế ICP, cho rằng nhiều sản phẩm được sản xuất trong nước có chất lượng cao đều được người tiêu dùng đón nhận. Ví dụ, X-Men là sản phẩm do Việt Nam sản xuất và được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Trước đây, người tiêu dùng không nghĩ đó là sản phẩm Việt nhưng sau khi được nhà sản xuất giới thiệu rõ là hàng được sản xuất trong nước thì khách hàng vẫn nhiệt tình đón nhận.

Bà Bùi Hạnh Thu cho biết: “Một số hàng nội như các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hiện nay đã có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng”. Theo bà Thu, 90% sản phẩm tại Co.op Mart là hàng nội địa và được dành những vị trí ưu tiên để bày bán. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đủ sức sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, còn các mặt hàng khác thì vẫn chưa thể sản xuất hoặc không đảm bảo. Bà Thu đơn cử, hầu hết thiết bị trong các cơ quan, đơn vị như máy photocopy, máy fax hay các đồ dùng gia đình như tivi, tủ lạnh, máy điều hòa, thậm chí cả máy xay sinh tố... thì hàng Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng được.

“Người tiêu dùng Việt Nam bao giờ cũng tự hào khi mua những hàng hóa được sản xuất trong nước. Nhưng giả sử nếu cùng một sản phẩm mà chất lượng hàng Việt Nam thua hàng Thái Lan thì đừng đòi hỏi người Việt phải mua hàng Việt, cho dù họ rất yêu nước. Doanh nghiệp không nên chỉ chạy theo lợi nhuận mà quên đi người tiêu dùng” - một đại biểu cho biết.

Cạnh tranh bằng chất lượng

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, cho rằng: “Muốn người tiêu dùng ủng hộ thì doanh nghiệp phải đóng vai trò trung tâm. Xã hội, người tiêu dùng không thể ủng hộ vô điều kiện cho doanh nghiệp, sản phẩm Việt được. Doanh nghiệp phải “nhào vô mà làm”, phải giành lấy người tiêu dùng”.

Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề cốt tử của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần phải phát triển hệ thống phân phối chuyên nghiệp phù hợp với các mảng thị trường, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ hỗ trợ. Trong thời gian tới cần phải chuyển xu hướng từ cạnh tranh chủ yếu bằng giá rẻ sang cạnh tranh bằng chất lượng để có sự khác biệt.

Doanh nghiệp cũng cần biết mình, biết người, biết cách hợp tác và cạnh tranh với các đối tác, đối thủ quốc tế trên thị trường nội địa và xuất khẩu... “Thị trường nội địa là sân nhà, nếu doanh nghiệp trong nước không giải quyết tốt vấn đề nội địa thì khó mà giải quyết vấn đề xuất khẩu” - bà Lan nhấn mạnh.

Theo ông Phan Quốc Công, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu của mình không phải chỉ chăm chăm vào việc quảng bá sản phẩm mà phải ưu tiên hàng đầu cho chất lượng và uy tín. Ông Công cũng cho rằng hiện nay theo thống kê, kênh phân phối hiện đại chiếm 20%-30% doanh số, kênh bán sỉ chiếm vài phần trăm, còn lại 70%-80% doanh số nằm ở các hệ thống bán lẻ bên ngoài, tức là kênh phân phối truyền thống.

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp lại gặp khó khăn trong việc xây dựng nguồn lực ở kênh phân phối truyền thống. Do đó, các doanh nghiệp cần phải liên kết với nhau để cùng khai thác thế mạnh của hai bên và đáp ứng đủ cho kênh phân phối này.

Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, cho rằng có một thực tế là khi sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì doanh nghiệp Việt Nam rất chú trọng đến chất lượng nhưng hàng hóa sản xuất cho người tiêu dùng trong nước thì lại không đảm bảo. Thậm chí, một số hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài bị trả lại thì lại đem bán trở lại cho người tiêu dùng trong nước, các sản phẩm quá đát vẫn nhập về cho người dân dùng. Đây là điều cần phải hết sức tránh và loại bỏ.

Ông Lê Phụng Hào, Phó Tổng Giám đốc Kinh Đô Group, cũng cho rằng doanh nghiệp Việt Nam cần phải lấy chuẩn mực sản xuất, chất lượng như đã cam kết với khách hàng thế giới để sản xuất cho người tiêu dùng Việt Nam.

NHƯ THỦY

Bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:“Ưu tiên dùng hàng Việt khi mua sắm công”

(Đại Đoàn Kết - Online) - Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, sáng 9/9/2009, tại trụ sở Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo chuyên đề: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam – Trách nhiệm tiên phong của doanh nghiệp”. Đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành trung ương và TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội doanh nghiệp; các chuyên gia kinh tế, đại diện các doanh nghiệp và người tiêu dùng đã đóng góp nhiều giải pháp nhằm vực dậy thị trường nội địa; hiến kế cùng Đảng và Nhà nước “lèo lái” nền kinh tế đất nước vượt qua ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Bà Phạm Chi Lan

Xung quanh vấn đề làm rõ “Trách nhiệm tiên phong của doanh nghiệp” tham gia cuộc vận động, phóng viên báo Đại Đoàn Kết đã có cuộc phỏng vấn với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng.

Thưa bà, xin bà cho biết ý nghĩa của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong bối cảnh kinh tế hiện nay ở nước ta?

Bà Phạm Chi Lan: Mặc dù văn bản số 264-TB/TƯ thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động đã đề cập đến nội dung này, tuy nhiên tôi xin có trao đổi cụ thể hơn một chút. Thực ra, cuộc vận động nhằm vào 3 đối tượng chính là Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội. Ý nghĩa trực tiếp của cuộc vận động là khai thác tiềm năng của thị trường nội địa góp phần đưa nền kinh tế vượt qua thách thức và phát triển bền vững; Thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế, các doanh nghiệp bằng con đường nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh. Cuộc vận động còn nhằm cân bằng phát triển giữa thị trường nội địa và xuất khẩu, sản xuất trong nước và nhập khẩu,...

Như bà nói, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam phải thể hiện rõ trách nhiệm tiên phong của mình trong quá trình hưởng ứng cuộc vận động?

- Đúng vậy. Tôi xin đặt câu hỏi ngược lại là “tại sao DN phải có vai trò tiên phong?”. Đó là bởi vì các yếu tố: “DN là người thụ hưởng chính, người hành động chính, quyết định kết quả của cuộc vận động. Phải xác định là Chính phủ không bảo hộ DN trái với các cam kết quốc tế vì hỗ trợ của chính phủ là hữu hạn. Xã hội và người tiêu dùng (NTD) không thể ủng hộ vô điều kiện DN, sản phẩm Việt mà DN phải giành lấy NTD.

Vậy DN giành lấy NTD bằng cách nào? Vấn đề này tùy thuộc vào điều kiện và nội lực của mỗi doanh nghiệp cộng thêm sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, tuy nhiên tôi xin đưa ra 4 vấn đề mang tầm vĩ mô mà các DN cần phải “mở cửa”, đó là: Tư duy lại về thị trường và NTD; Cấu trúc lại thị trường nội địa; phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu; Điều chỉnh, phát triển chiến lược cạnh tranh của DN Việt.

Vậy liệu mọi DN và sản phẩm “made in Việt Nam” đều có là đối tượng của cuộc vận động hay không?

- Tôi không đồng tình với ý kiến này vì hiện nay theo quy tắc xuất xứ trong thương mại quốc tế thì việc định nghĩa về xuất xứ nguồn hàng của một nước nào đó là hết sức phức tạp và còn nhiều tranh cãi. Để đánh giá một sản phẩm “made in Viet Nam” ở mức độ nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: tỉ lệ % giá trị của sản phẩm, các công đoạn, nơi cuối cùng làm chuyển đổi cơ bản sản phẩm, chủ sở hữu là người Việt Nam hay nước ngoài, sản phẩm xuất xứ thuần Việt hay sản xuất tại Việt Nam nhưng hàm lượng nội địa thấp,...

Lấy ví dụ đơn giản như trong sản xuất da giầy, một vài sản phẩm nhập nguyên liệu từ nước ngoài đã qua sơ chế, sau đó mới được chuyển đổi sản phẩm tại Việt Nam thì chưa chắc đã được coi là sản phẩm “made in Việt Nam” thực sự. Do đó, Chính phủ cần xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm Việt, hướng tới hài hòa tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; tăng cường hệ thống giám sát và chứng nhận chất lượng sản phẩm sản xuất ở Việt Nam xử lý nghiêm khắc các vi phạm và sự cạnh tranh không lành mạnh của các DN và sản phẩm ngoại trên thị trường nội địa,...

Theo bà, để cuộc vận động đi vào chiều sâu và thực sự có hiệu quả thì cần ưu tiên giải pháp nào trước mắt?

- Tôi cho rằng, ngoài việc nâng cao năng lực DN và chất lượng hàng nội địa thì một vấn đề quan trọng là các cơ quan Nhà nước phải làm gương đầu trong việc ưu tiên các chính sách “chi tiêu công” đối với hàng nội địa. Thực hiện được điều này tôi tin chắc rằng sẽ tạo được sự đồng thuận cao của xã hội hưởng ứng cuộc vận động. Hiện nay, các hạng mục đầu tư của Nhà nước chiếm trên 40 % GDP cả nước.

Theo lý thuyết thì Nhà nước trở thành “Người tiêu dùng lớn nhất” cả nước, tuy nhiên mức độ “mua sắm công” các sản phẩm nội địa là rất khiêm tốn. Do đó tôi kiến nghị Chính phủ nên ưu tiên dùng hàng Việt trong các kế hoạch “mua sắm công” thời gian tới đây. Để làm tròn trách nhiệm này tôi cho rằng vai trò giám sát của MTTQ Việt Nam là hết sức quan trọng nhằm tạo được sự hưởng ứng thiết thực trong mọi tầng lớp nhân dân, các nghiệp đoàn và tổ chức xã hội. Nhiệm vụ này là hoàn toàn khả thi khi mà MTTQ Việt Nam với tư cách là Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương của cuộc vận động lần này.

PV: Xin cảm ơn bà

THÀNH LUÂN (thực hiện)

Ưu tiên sử dụng hàng Việt - Doanh nghiệp cần tôn trọng người tiêu dùng

(Tiền Phong) - Ông Huỳnh Văn Minh - Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM, lên án tình trạng DN xem thường người tiêu dùng trong nước bằng việc nhập về những sản phẩm thực phẩm kém chất lượng, hết hạn sử dụng.

Ông Minh phát biểu tại diễn đàn Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam - trách nhiệm tiên phong của DN diễn ra ngày 9/9, ở TPHCM. Ông nói: “Làm ăn như Vinafood, nhập hàng kém chất lượng về bán thì làm sao lôi cuốn được người tiêu dùng?”.

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, khuyên rằng nếu muốn người tiêu dùng không ngoảnh mặt thì DN trong nước phải biết tôn trọng người tiêu dùng chứ không phải ban ơn cho người tiêu dùng.

Dẫn nguồn một số báo cáo nghiên cứu gần đây, bà Chi Lan cho biết người tiêu dùng Việt Nam hiện nay không còn xem yếu tố giá cả là hàng đầu mà thay vào đó là yếu tố chất lượng.

Bà Bùi Thị Hạnh Thu - Phó TGĐ Saigon Co.op, đơn vị quản lý hệ thống siêu thị Co.op Mart cũng xác nhận điều này, đồng thời lấy làm tiếc: “Có rất nhiều DN đã quên đi yếu tố chất lượng, đặc biệt là vấn đề ATVSTP”.

Bà Hạnh Thu cảnh báo về tình trạng DN chuyển từ thái cực này sang thái cực khác một cách cực đoan. Bà nói: “DN đang có xu hướng quá chú trọng và tập trung đầu tư cho bao bì mà quên đầu tư cho chất lượng sản phẩm bên trong”.

Ông Vòng A Lộc – Sở Công thương TP.HCM cho rằng, muốn người tiêu dùng ưu tiên dùng hàng Việt thì các DN phải làm thế nào đưa hàng đến gần với người tiêu dùng nhất. Ông cũng than phiền ở những vùng sâu vùng xa hàng Việt Nam ít xuất hiện so với hàng Trung Quốc, Thái Lan.v.v.

ĐẠI DƯƠNG

Để dân dùng hàng Việt, chất lượng là yêu cầu số 1

(VnExpress) - Nếu doanh nghiệp Việt Nam đặt chất lượng lên hàng đầu, cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ uy tín với khách hàng, xây dựng thương hiệu vững mạnh... thì không cần kêu gọi người tiêu dùng cũng sẽ cổ vũ cho "sân nhà". Vấn đề này được đem ra mổ xẻ nhiều nhất tại hội thảo "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: trách nhiệm tiên phong của doanh nghiệp" hôm 9/9. Theo đó nhiều chuyên gia cho rằng nhà sản xuất nội địa cần hành động thiết thực hơn chỉ hô khẩu hiệu "hãy là khách hàng thông minh".

Hàng may mặc cho trẻ em sản xuất tại Việt Nam đang được các ông bố bà mẹ chọn mua. Ảnh: Vũ Lê.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khuyến cáo doanh nghiệp phải xác định mình là người được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt. Từ đó các đơn vị phải chủ động chuyển đổi nền sản xuất, hoàn thiện hệ thống phân phối hàng hóa. Bà Lan đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố xây dựng hệ thống thông tin, truyền thông, giúp cho người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm để củng cố lòng tin của khách hàng với nhà sản xuất.

"Cạnh tranh thực chất là giành lấy người tiêu dùng. Thị trường nội địa là thế mạnh sân nhà, nội lực nhưng cũng thành gót chân Asin của nền kinh tế và của doanh nghiệp. Vì vậy phải có chiến lược kêu gọi dùng hàng Việt thuyết phục hơn là nói suông", bà Lan nhấn mạnh.
Lọc lại kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu, khảo sát trong nước về mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng khi mua hàng, bà Lan chỉ ra chất lượng được ưu tiên ở vị trí độc tôn, chiếm 27%; uy tín nhà sản xuất xếp hạng hai với tỷ lệ 22%; thương hiệu doanh nghiệp đứng hàng thứ ba chiếm 14% trong khi đó giá cả tụt xuống vị trí hạng tư và chỉ 13% người tiêu dùng lựa chọn.

Trong một cuộc khảo sát khác tại Việt Nam, yêu cầu đầu tiên của người tiêu dùng lại là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chứ không phải giá rẻ. Với những kết quả này, bà Lan kêu gọi doanh nghiệp phải nhìn lại tâm tư, nguyện vọng của "thượng đế" trước khi ra lò sản phẩm.

Là doanh nghiệp trẻ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sản xuất hàng tiêu dùng quốc tế (ICP) Phan Quốc Công nhìn nhận nhà sản xuất chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu mạnh, không bỏ lỡ kênh phân phối từ truyền thống (chợ) đến hiện đại (siêu thị). Theo ông Công, thương hiệu ngày càng được người tiêu dùng Việt Nam quan tâm, trong khi đó nhiều doanh nghiệp trong nước chưa đầu tư đúng mức cho yếu tố này là một thiếu sót.

Khách hàng chọn quà lưu niệm tại quầy đồ gỗ tại Hội chợ Tháng khuyến mãi tại TP HCM. Ảnh: Vũ Lê.

Mang đến hội thảo một quan điểm nằm ngoài khái niệm kinh tế, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Kinh Đô Lê Phụng Hào cho rằng doanh nghiệp cần chú trọng đến yếu tố văn hóa trong kinh doanh. Bởi lẽ, văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến tiêu dùng. Ví dụ, khu Sky Garden Phú Mỹ Hưng (ở Nam Sài Gòn) đã hình thành phố Hàn Quốc từ nhiều năm nay với các dịch vụ từ ẩm thực, giặt ủi thậm chí cắt tóc đều do người Hàn Quốc cung cấp. Người Hàn sống ở khu này không dùng hoặc hạn chế dùng các dịch vụ, hàng hóa bản xứ dù sống giữa đô thị lớn của Việt Nam.

Theo ông Hào, doanh nghiệp Việt Nam cần nhìn nhận lại tầm ảnh hưởng của yếu tố này, xem nó như một ưu thế đặc biệt.

Còn Phó tổng giám đốc Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP HCM (Saigon Co.op) Bùi Hạnh Thu nhận định, hàng Việt Nam chia thành hai nhóm: hàng thiết yếu và hàng kỹ thuật. Trong đó, nhóm hàng thiết yếu chiếm 90% là sản phẩm nội địa và có xu hướng tăng dần. Ngược lại, nhóm hàng kỹ thuật cao lại gặp trục trặc lớn là không có doanh nghiệp Việt tham gia.

"Hãy nhìn lại các thiết bị kỹ thuật của Việt Nam, từ điện thoại, tivi, máy fax đến máy vi tính, máy in, máy điều hòa trong các cơ quan đều là hàng ngoại nhập. Thiết bị trong nhà cũng như thế. Vậy thị phần này, nhà sản xuất Việt Nam ở đâu?", bà Thu đặt câu hỏi.

Ông Nguyễn Văn Tín, một đại biểu tham gia hội thảo ví von cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" như cuộc thi điền kinh. Trong đó, ban tổ chức là nhà nước, vận động viên là doanh nghiệp còn khán giả là công chúng đi xem. Trong cuộc rượt đuổi này, ban tổ chức cần thấu hiểu và đặt ra luật chơi cho công bằng, phù hợp với luật quốc tế. Vận động viên cần lượng sức của mình tới đâu, lường trước được trên chặng đua sẽ có ổ gà, ổ voi và nhìn nhận xem mình có đủ sức dự thi hay không. Còn khán giả, nếu họ không được xem một cuộc trình diễn hay, họ sẽ thất vọng.

Nhiều ý kiến cho rằng, để khẩu hiệu "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đi vào lòng công chúng, doanh nghiệp, nhà nước và xã hội cần phải làm rất nhiều việc không tên ẩn chứa đằng sau ý tưởng tốt đẹp. Những việc không tên ấy là các chính sách vĩ mô hỗ trợ doang nghiệp trong nước, sự ủng hộ của các hiệp hội, lòng trung thực và thành ý của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng... nhưng trên hết vẫn là chất lượng sản phẩm phải đúng như cam kết.

VŨ LÊ

Lĩnh vực mua sắm công đang chờ doanh nghiệp

(Tuổi Trẻ) -Để “người VN ưu tiên dùng hàng VN”, doanh nghiệp cần nhanh chóng nâng cấp các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh, đồng thời tận dụng cơ hội tham gia cung ứng hàng hóa cho thị trường nội địa.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã khuyến nghị như vậy tại buổi hội thảo “Trách nhiệm tiên phong của doanh nghiệp”, do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cùng báo Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức ngày 9/9.

Theo bà Phạm Chi Lan, chỉ tính riêng khối nhà nước chi tiêu mua sắm công hằng năm ước chiếm khoảng 14% GDP, thì doanh nghiệp sản xuất trong nước chỉ cần bán được hàng cho người tiêu dùng lớn nhất này đã là thành công.

Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp có quyết liệt thay đổi nhằm tạo được các sản phẩm có chất lượng và dịch vụ tốt, có thấu hiểu và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, cùng một hệ thống phân phối sản phẩm hoàn chỉnh hay không.

T.V.N.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hội thảo "Người VN ưu tiên dùng hàng VN trách nhiệm tiên phong của DN"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO