Hội nhập lần này sẽ rất khác

Chuyên gia kinh tế PHẠM CHI LAN - HẢI VÂN ghi| 20/11/2014 07:05

Năm 2015 hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ những vấn đề quan trọng cho kinh tế, thương mại Việt Nam về luân chuyển hàng hóa, đầu tư, vốn và luân chuyển các kỹ năng.

Hội nhập lần này sẽ rất khác

Năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành, đặt ra những vấn đề quan trọng cho kinh tế, thương mại Việt Nam: Luân chuyển hàng hóa, đầu tư, vốn và luân chuyển các kỹ năng. Sự chuẩn bị của Việt Nam cho các yếu tố này đến đâu, những yếu tố nào sẽ gây khó khăn?

Đọc E-paper

Những câu hỏi này cho thấy tiến trình hội nhập sắp tới còn nhiều điều đáng lo. Bởi trên thực tế, Việt Nam mới chỉ tập trung vào đàm phán, "đấu đá” với các bên liên quan để có được cam kết mà Việt Nam có thể chấp nhận. Việc làm sao để trong nước vượt lên được, đáp ứng được các cam kết không thể né tránh, phải chấp nhận khuôn khổ chung, thì dường như chưa có.

Ít nhất, từ Đại hội Đảng lần thứ 11 năm 2011 đến nay đã gần 4 năm trôi qua, ba lĩnh vực đột phá chiến lược, những vấn đề vô cùng căn cơ trong chiến lược cạnh tranh của Việt Nam: cải cách thể chế, phát triển nguồn nhân lực và hạ tầng chưa làm được bao nhiêu.

Đáng chú ý là cải cách giáo dục vẫn đang rất khó khăn. Nguồn nhân lực, theo các báo cáo gần đây vẫn đang giảm về khả năng cạnh tranh so với bên ngoài và chưa được chuẩn bị để đón đầu, trong bối cảnh lợi thế về giá rẻ đang mất dần trong thời gian tới và có thể sẽ mất hẳn sau này.

Người lao động phải được nâng cao tay nghề, đón nhận cơ hội mới, cũng như có thể có được những việc làm mới tốt hơn, thu nhập cao hơn, đấy là quyền chính đáng của người dân thì Việt Nam chưa làm được.

Các chương trình cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế là những nội dung chính của 6 lần báo cáo kinh tế của Quốc hội 3 năm vừa qua. Kết luận gần đây nhất vẫn là "tại sao qua bao năm mà làm không được bao nhiêu hoặc làm được quá ít".

Những vấn đề cốt lõi nhất vẫn chưa đụng đến được, đó là điều đáng lo ngại, bởi nói cho cùng, hội nhập thành công hay không phụ thuộc vào việc chuẩn bị như thế nào.

Hội nhập lần này khác rất cơ bản so với những lần trước. Nếu những lần trước chủ yếu là mở cửa thị trường và chủ yếu là thị trường hàng hóa, thì lần này Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU..., đề cập tất cả những vấn đề lớn và đòi hỏi "mở cửa" cả sự tương thích về thể chế. Nếu không cải cách được thể chế, cơ hội cho đất nước sẽ rất hiếm hoi và cơ hội cho doanh nghiệp (DN) sẽ càng khó khăn hơn.

Về phần DN phải chuẩn bị như thế nào? Thực tế cho thấy cũng khó khăn bởi dường như những năm vừa qua, DN đã dùng tất cả trí tuệ để giải đáp các câu hỏi tồn tại hay không tồn tại, làm thế nào để không rơi vào số 1/3 DN đang ngừng hoạt động...

Nhưng với tiến độ hiện nay, số DN tiếp tục ngừng hoạt động vẫn tăng lên. Số DN mới hình thành cũng có nhưng chưa có thống kê nào cho thấy họ bền vững được bao lâu.

Vấn đề căn cơ nhất của DN là năng lực cạnh tranh cũng chưa cải thiện được bao nhiêu, trong khi nền kinh tế vẫn theo đà mở cửa rất nhanh. Hội nhập kinh tế, Việt Nam chấp nhận tự do hóa, chấp nhận mở cửa thị trường và mong muốn nước khác mở cửa thị trường cho mình.

Tuy nhiên, Việt Nam mới chỉ dừng ở mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài, chứ "chưa mở" cho DN trong nước. Nói cách khác "trói tay người nhà cho người khác vào đánh". Đau nhất là ở chỗ đó!

Năm 2014, tuy lạm phát giảm nhưng vẫn có rủi ro cho nền kinh tế. Mức tăng trưởng kinh tế năm nay không cao, kể cả con số trong báo cáo vẫn còn gây nghi ngờ nhiều cho các chuyên gia, bởi dữ liệu không chứng minh được tại sao có thể tăng trưởng được 5,8% trong khi số DN "chết" vẫn tăng lên 14% so với năm ngoái, hoặc là DN "chết" thì công ăn việc làm chắc chắn giảm chứ không thể tăng. Năm nay, nếu có tăng trưởng thì lại là tăng trưởng ở khu vực đầu tư nước ngoài.

Về lâu dài, một nền kinh tế không thể phát triển bằng đầu tư nước ngoài. Trên thế giới không ai phát triển bằng người khác, mà phải bằng chính nội lực của mình. Cho nên, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô phải tiếp tục là ưu tiên hàng đầu để nền kinh tế được củng cố lại, có nền tảng tốt hơn để cải thiện dần khả năng cạnh tranh và trên nền tảng đó DN mới phát triển được.

>Mặc cảm tự ti - lực cản trong tư duy hội nhập
>Văn hóa kinh doanh thời hội nhập
>
Chiến lược dẫn đầu trong thời kỳ hội nhập
>Thiếu thông tin, người dân thụ động thích ứng với hội nhập
>
“Sau hội nhập, Việt Nam sẽ có ít tỷ phú, triệu phú”

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hội nhập lần này sẽ rất khác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO