Du lịch - Hàng không: Hợp tác cùng phát triển

24/04/2010 00:46

Hàng không và du lịch là hai ngành kinh tế gắn bó mật thiết với nhau. Khoảng 70-80% hành khách đi máy bay có mục đích du lịch, và cũng tỷ lệ chừng ấy khách du lịch đến Việt Nam bằng đường hàng không.

Du lịch - Hàng không: Hợp tác cùng phát triển

Hàng không và du lịch là hai ngành kinh tế gắn bó mật thiết với nhau. Khoảng 70-80% hành khách đi máy bay có mục đích du lịch, và cũng tỷ lệ chừng ấy khách du lịch đến Việt Nam bằng đường hàng không.

Du lịch đường hàng không là loại hình du lịch phát triển mạnh mẽ nhất cho khách quốc tế vào Việt Nam du lịch và người Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài.

Bởi vậy, hợp tác Du lịch- Hàng không là con đường tất yếu đưa 2 ngành cùng phát triển, trở thành hai ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đó là khẳng định của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn tại hội thảo quốc tế “Hợp tác phát triển du lịch hàng không trong giai đoạn mới” được tổ chức ngày 22/4 tại Hà Nội.

Việt Nam hiện có khoảng 20 sân bay lớn, nhỏ thường xuyên hoạt động tại 3 cụm hàng không ở 3 miền đất nước. Ngoài hãng hàng không quốc gia Việt Nam, còn có trên 20 hãng hàng không nước ngoài đang hoạt động khai thác đi và đến trên thị trường hàng không Việt Nam. Đội ngũ trên 800 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng ngàn doanh nghiệp lữ hành nội địa cũng phân bố đều tại 3 miền, đặc biệt là tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.

Đây là những lợi thế rất lớn để hai ngành Du lịch và Hàng không hợp tác cùng phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước cũng như tạo dựng hình ảnh hấp dẫn về đất nước, con người Việt Nam cho khách du lịch quốc tế. 

Du lịch đường hàng không trong những năm qua là loại hình du lịch phát triển mạnh mẽ nhất cho khách quốc tế vào Việt Nam du lịch và người Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài. Đến nay, tất cả các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam đều có đường bay thẳng đến Việt Nam. Những năm gần đây, tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không tăng trưởng đều đặn. Hoạt động của ngành du lịch đã tạo điều kiện tiêu thụ tại chỗ hàng hóa và dịch vụ trong nước, đóng góp lớn và sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan đến du lịch, đặc biệt là ngành hàng không. 

Sự hợp tác giữa hai ngành Du lịch- Hàng không ngày càng có chiều sâu, cùng tham gia các roadshow, hội chợ, triển lãm du lịch quốc tế, qua đó đã quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế. 

Tuy nhiên, việc hợp tác giữa hai ngành trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Hai bên chưa phối hợp chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, vì vậy, một số hoạt động không thể phối hợp, hoặc sự phối hợp chưa đạt hiệu quả cao. Mặt khác, do sự khác biệt về cơ chế quy trình giải ngân, thanh quyết toán, do Tổng cục Du lịch là cơ quan nhà nước phải tuân theo quy định tài chính hiện hành, còn Hàng không Việt Nam là doanh nghiệp, được chủ động hơn về tài chính. 

Mặt khác, theo ông Cao trí Dũng - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần du lịch Việt Nam Vitours, điểm khó khăn trong hợp tác giữa hai ngành Du lịch - Hàng không là giá vé máy bay trong nước vẫn còn cao so với trên thế giới và trong khu vực. Điều kiện đặt giữ chỗ còn khó khăn nên các công ty lữ hành và khách du lịch khó chủ động được.

Hơn nữa, những đoàn khách có số lượng lớn rất khó lấy chỗ, trong khi nhu cầu du lịch có xu hướng đi theo đoàn ngày càng nhiều với số lượng rất lớn, đặc biệt là du lịch MICE. Bên cạnh đó, hàng không vẫn chưa thực sự xác định, khách du lịch là nguồn khách quan trọng để có chính sách khai thác phù hợp. 

Tại buổi hội thảo, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh, hai ngành Du lịch- Hàng không cùng phải chủ động phối hợp cùng hợp tác trong giai đoạn mới, nhất là trong bối cảnh ngành du lịch đang triển khai chương trình “Kích cầu du lịch năm 2010” để khai thác, tận dụng các nguồn lực sẵn có để tăng cường thu hút khách quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa. 

Theo các công ty lữ hành, điều kiện tiên quyết để thu hút khách vẫn là sản phẩm tốt và giá cả hợp lý. Hiện nay, cơ cấu chi phí vé máy bay trong chương trình du lịch còn cao, dẫn đến giá tour trọn gói cao. Do vậy, ngành du lịch và hàng không cần liên kết để tạo ra các gói sản phẩm có tác dụng định hướng thị trường, dẫn dắt nguồn khách đến các điểm du lịch chiến lược, phải liên kết chặc chẽ trong hoạt động quảng bá, đặc biệt là đối với những thị trường xa để tiết giảm chi phí.

Một điểm nữa cũng được nhiều đại biểu đưa ra, đó là khi thực hiện quy hoạch, ngành du lịch và hàng không cần liên kết nhằm quy hoạch không gian điểm đến thuận lợi trong đường bay và ngược lại. Xây dựng các cảng hàng không có trọng điểm, quy hoạch xây dựng những sân bay lớn mang tầm cỡ khu vực để thu hút nguồn khách và làm đòn bẩy cho các sân bay vệ tinh với mức đầu tư vừa phải. Tránh tình trạng, tỉnh thành phố nào cũng có sân bay quốc tế nhưng năng lực đón máy bay và phục vụ khách lại không đạt tiêu chuẩn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Du lịch - Hàng không: Hợp tác cùng phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO