Doanh nghiệp giày dép còn bỏ ngỏ thị trường nội địa

15/07/2010 06:20

Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), trong sáu tháng đầu năm, xuất khẩu giày dép đã thu về kim ngạch gần 2,3 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2009.

Doanh nghiệp giày dép còn bỏ ngỏ thị trường nội địa

Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), trong sáu tháng đầu năm, xuất khẩu giày dép đã thu về kim ngạch gần 2,3 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2009. Mặt hàng cặp và túi xách đạt kim ngạch xuất khẩu 450 triệu USD.

Theo bà Nguyễn Thị Tòng, đến nay hầu hết các nhà máy đã có đơn hàng sản xuất đến hết quý 3. Thậm chí, một số doanh nghiệp đã ký được hợp đồng cho cả năm 2010.

Sở dĩ doanh nghiệp chưa mặn mà với thị trường trong nước là do hầu hết các doanh nghiệp đều làm gia công.

Bên cạnh đó, Lefaso cũng ước tính năm 2010 xuất khẩu giày dép của Việt Nam có thể đạt từ 4,4-4,5 tỷ USD, trong đó mặt hàng cặp và túi xách cũng sẽ thu về 800-900 triệu USD. Như vậy, toàn ngành có thể đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước từ 5,25- 5,3 tỷ USD.

Con số này đưa ngạch hàng giày dép đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu cả nước với , tuy nhiên, tại thị trường nội địa với nhu cầu mỗi năm khoảng trên 1,5 tỷ USD thì các doanh nghiệp lại bỏ ngỏ cho hàng nước ngoài chiếm lĩnh, trong đó sản phẩm của Trung Quốc là nhiều nhất.

Theo đánh giá của Tiến sỹ Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng Thư ký Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, sở dĩ doanh nghiệp chưa mặn mà với thị trường trong nước là do hầu hết các doanh nghiệp đều làm gia công nên khi chuyển từ làm hàng xuất khẩu sang hàng nội phải thay đổi kiểu dáng, mẫu mã và trang thiết bị…

Trong khi đó thị phần trong nước chưa nhiều và những mẫu mã sản phẩm xuất khẩu thành công ở nước ngoài chưa hẳn đã phù hợp với người tiêu dùng trong nước mà giá lại cao.

Ngoài ra, khi quay lại thị trường trong nước, doanh nghiệp lại thiếu kỹ năng nghiên cứu thị trường, nên sản phẩm khó bán dù cũng đã có nhiều sáng tạo, sáng kiến.

Đáng chú ý nhất là hệ thống phân phối trong nước còn yếu kém, mạng lưới cung ứng bán lẻ tại Việt Nam chưa nhiều, vẫn chỉ tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn và chi phí thuê mặt bằng rất cao, vượt quá khả năng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Do vậy các chuyên gia cũng cho rằng, để ngành da giày Việt Nam phát triển bền vững phải đi từng bước, trước hết là tạo dựng một thương hiệu cho giày da Việt Nam ngay từ trong thị trường nội địa và giành lấy thị phần, làm “bàn đạp” cho những bước đi xa hơn.

Trước mắt, theo bà Nguyễn Thị Tòng, Tổng Thư ký Lefaso, mục tiêu phấn đấu của toàn ngành đến 2015 là phải nâng tỷ lệ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa lên khoảng 60-70%.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Doanh nghiệp giày dép còn bỏ ngỏ thị trường nội địa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO