Doanh nghiệp cần cẩn trọng khi làm ăn với Châu Phi

04/06/2010 01:00

Nhiều doanh nghiệp đang đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và Châu Phi thông qua thương mại điện tử. Tuy nhiên, thanh toán online khu vực này còn hạn chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Doanh nghiệp cần cẩn trọng khi làm ăn với Châu Phi

Nhiều doanh nghiệp đang đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và Châu Phi thông qua thương mại điện tử. Tuy nhiên, thanh toán online khu vực này còn hạn chế và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thương mại điện tử tại thị trường APEC và châu Phi chưa phát triển.

Bên lề hội thảo "Cơ hội xuất khẩu đến thị trường APEC và châu Phi thông qua thương mại điện tử" sáng nay tại TP HCM, ông Lý Quốc Hùng, Vụ trưởng Châu Phi, Tây Á, Nam Á, thuộc Bộ Công thương cho biết, thị trường Trung Đông và Châu Phi được Việt Nam quan tâm từ hai năm nay. Thị trường này được xem là đầy tiềm năng với dân số khoảng 1,3 tỷ người, nhu cầu nhập khẩu về gạo, chè, nông sản là rất cao.

"Tuy nhiên, do đặc thù về văn hóa, họ chỉ thích trao đổi làm ăn chủ yếu thông qua hình thức trực tiếp, còn việc ứng dụng thương mại điện tử hầu như chưa phát triển", ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, hiện chỉ có một vài nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Nam Phi... phát triển thương mại điện tử phát triển. Những nền kinh tế khác còn rất hạn chế. Ví dụ, đã từng xảy ra tình huống một số doanh nghiệp thuộc các nước châu Phi lấy thông tin của một cơ quan chính phủ độc lập về việc tài trợ cho một vùng dân cư nghèo, để làm giả một trang website (thông qua một máy chủ của nước thứ ba). Sau đó, họ tìm các đối tác nước ngoài ký và nộp tiền vào để được đấu thầu...

"Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không cẩn trọng rất dễ bị mắc bẫy", ông Hùng nhấn mạnh.

Vụ trưởng cũng cho rằng, để không rơi vào những trường hợp như trên, bản thân doanh nghiệp phải tự điều tra kỹ thông tin đối tác trước khi hợp tác. Ngoài ra, có thể nhờ các cơ quan có chức năng về lĩnh vực liên quan như Bộ Công thương... để được tham mưu; hoặc nhờ cơ quan đại diện nước sở tại xác nhận lại thông tin trước khi đầu tư, hợp tác.

Ông Hùng cho biết, trong năm 2009, hoạt động thương mại điện tử được triển khai giữa các doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Trung Đông chỉ chiếm khoảng 4%, trong đó chủ yếu là Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, Israel. Trong thời gian tới, Việt Nam đề xuất với Alibaba.com mở văn phòng tại khu vực Trung Đông và châu Phi nhằm cung cấp nhiều thông tin, tránh những rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Theo ông David Tan, Quản lý cấp cao bộ phận kinh doanh toàn cầu của Alibaba.com, tính đến tháng 3, số thành viên toàn thế giới hoạt động trên trang thương mại điện tử này lên đến 12,5 triệu, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số lượng doanh nghiệp Việt Nam đăng ký mới trên Alibaba.com trong một năm qua tăng 38%. Các thành viên từ Việt Nam thời gian tới sẽ được hỗ trợ xuất khẩu vào thị trường Trung Đông và Châu Phi thông qua gói dịch vụ Gold Supplier.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Doanh nghiệp cần cẩn trọng khi làm ăn với Châu Phi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO