Đã xử lý 9 ngân hàng yếu kém nhất

23/12/2013 07:58

Những băn khoăn trong quá trình xử lý nợ xấu, hay khả năng tiếp cận vốn giá rẻ của ngân hàng… đã được đặt ra cho Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 22/12.

Đã xử lý 9 ngân hàng yếu kém nhất

Những băn khoăn trong quá trình xử lý nợ xấu, hay khả năng tiếp cận vốn giá rẻ của ngân hàng… đã được đặt ra cho Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 22/12.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình
Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2013, nếu nhìn lại 10 năm qua cùng với sự bất thường của thế giới thì chỉ số CPI của việt nam như một con ngựa bất kham phi nước đại không dừng. Năm nay, nó đã được ghìm cương ở mức 6,2-6,5%. Đây là mức lạm phát thấp nhất trong vòng 10 năm qua.

Kết quả này có được là do sự kiên định trong chính sách điều hành chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ và ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn những băn khoăn trong quá trình xử lý nợ xấu, hay khả năng tiếp cận vốn giá rẻ của ngân hàng… Những câu hỏi này đã được đặt ra cho thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình trogn chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 22/12.

* Thưa Thống đốc, ông nhận chiếc thế nóng trong tình trạng thị trường tiền tệ ngân hàng rất nóng, người dân hoặc là tranh nhau mua vàng hoặc là tranh nhau bán vàng. Tỷ giá bị chợ đen chi phối, thị trường liên ngân hàng lãi xuất cao ngất. Tuy nhiên, khi một loạt chính sách của ngân hàng nhà nước dược đưa ra đã bị phản ứng gay gắt, thậm chí là bị chỉ trích năng nề. Vậy tâm lý Thống đốc lúc đó như thế nào và ông đã chiêm nghiệm được điều gì sau những sóng gió đó?

- Bước vào nhiệm kỳ này từ 2011, dưới tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn càu cũng như yếu kém của nền kinh tế tích tụ nhiều năm thể hiện và bộc phát mạnh mẽ nhất, làm cho nền kinh tế khó khăn chao đảo. Trong bối cảnh đó, áp lực của xã hội đối với chỉ đạo của Chính phủ nói chung cũng như chỉ đạo điều hành của Ngân hàng nhà nước là lẽ tất nhiên và chúng tôi sẵn sàng để đương đầu với áp lực đó.

Chúng tôi cho rằng, mặc dù áp lực như vậy nhưng nếu chúng ta kiên định với đường lối chính sách đã vạch ra và cương quyết, vững vàng đưa chính sách đó đến với thắng lợi, chính kết quả sẽ là minh chứng và làm giảm đi áp lực của xã hội. Nhân dân luôn luôn công tâm, luôn luôn công bằng và luôn luôn nhân ái. Nếu chúng ta làm chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân thì người dân còn gây áp lực, nhưng khi chúng ta đáp ứng được thì người dân sẽ tin tưởng và đồng tình.

* Theo lộ trình mục tiêu của đề án cơ cấu lại hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011 – 2015, phải xử lý dứt điểm và căn bản những tổ chức tín dụng yếu kém trong năm 2013. Nhưng chỉ còn vài ngày nữa thôi thì mục tiêu đó có đạt được không khi mà chỉ cách đây 1 tháng, chính ngân hàng nhà nước xác định có thêm 8 tổ chức tín dụng ngân hàng yếu kém, thưa Thống đốc?

- Theo đúng lộ trình thì nhiệm vụ của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đặt ra trong năm 2013 là xử lý dứt điểm ngân hàng yếu kém nhất có thể là ngòi nổ cho sự đổ vỡ và kéo theo phản ứng dây chuyền cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Đến nay, có thể khẳng định rằng, chúng ta đã xử lý được 9 ngân hàng yếu kém nhất trong toàn hệ thống.

Tuy nhiên, đây là một quá trình kéo dài trong nhiều năm, khi chúng ta đã xử lý được những ngân hàng yếu kém nhất thì sẽ nâng cấp lên, xử lý những ngân hàng đến thời điểm này gọi là yếu kém, nhưng so với quy định mới hiện nay được nâng cao và tiếp tục cuốn chiếu để đảm bảo rằng, những mục tiêu trung hạn đến 2015 cũng như mục tiêu dài hạn đến năm 2020 của đề án được hoàn thiện.

*Về công ty xử lý nợ xấu VMC, một số chuyên gia ví nó chỉ như một cái nhà kho, còn có người thì ví nó như một cục sâm các ngân hàng ngậm nó trong quá trình chờ phẫu thuật. Thống đốc nghĩ sao về những nhận định này?

- Xử lý nợ xấu là một nội dung rất trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Theo kinh nghiệm của các nước, để xử lý được nợ xấu khi ngân hàng có vấn đề, họ phải chi ra từ 7 đến 30%, thậm chí còn cao hơn nữa từ GDP và số tiền này là tiền của ngân sách nhà nước. Do vậy, ở các nước khác thường nợ xấu được mua bán, xử lý dứt điểm nhưng với một chi phí rất lớn.

Ở nước ta, như chúng ta đều biết ngân sách nhà nước còn hết sức khó khăn, còn phải phục vụ cho nhiều mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và an sinh xã hội khác, do vậy chưa có điều kiện tập trung ngân sách vào việc xử lý nợ xấu. Trong khi đó, xử lý nợ xấu lại là vấn đề cấp bách. Vậy, chúng ta phải có một mô hình xử lý nợ xấu sao cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, thì mô hình VAMC của Việt Nam hiện nay đáp ứng được yêu cầu đó.

Thông qua việc xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), bản thân các tổ chức tín dụng cũng được bơm thêm thanh khoản và từ đó mà có thêm nguồn vốn cho phát triển kinh tế đất nước. Các doanh nghiệp sau khi đã mua bán lại nợ thông qua VAMC, khoản nợ đó không được tính vào nợ xấu của doanh nghiệp và bản thân khoản nợ xấu đó sẽ được cơ cấu lại cả về mặt thời hạn cũng như mặt lãi suất. Như vậy, cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận được vốn và có điều kiện để chịu được áp lực tài chính trong giai đoạn khó khăn này.

Ngoài ra, một nhiệm vụ quan trọng nhất là VAMC tập trung tất cả các khoản nợ xấu về một đầu mối, từ đó có điều kiện tạo ra một thị trường mua bán nợ xấu rất hoàn chỉnh và giúp cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế có thể tiếp cận một cách dễ dàng đến việc mua bán các khoản nợ xấu này.

Do vậy, chúng ta có thể nói rằng, mô hình VAMC của chúng ta có khác so với các nước, chưa xử lý dứt điểm được các khoản nợ xấu của hệ thống các ngân hàng, thế nhưng nó sẽ tạo ra một công cụ hết sức thuận lợi cho tất cả các bên, cả ngân hàng, cả nền kinh tế, doanh nghiệp và cả các nhà đầu tư.

* Xin cảm ơn Thống đốc!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đã xử lý 9 ngân hàng yếu kém nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO