Cam kết tài trợ cho VN: Tiếp tục đà giảm

HẢI ANH| 11/12/2012 01:47

Tại Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ (CG), Việt Nam được cam kết tài trợ 6,5 tỷ USD, giảm 13% so với năm trước.

Cam kết tài trợ cho VN: Tiếp tục đà giảm

Tại Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ (CG), Việt Nam được cam kết tài trợ 6,5 tỷ USD, giảm 13% so với năm trước.

Đọc E-paper

Cạnh tranh Nhật - Hàn

- Khai mạc Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho VN
-Nh
ật Bản tiếp tục là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho VN

Tại Hội nghị CG năm nay, các nhà tài trợ song phuơng và đa phương dự kiến sẽ không công bố con số cụ thể về cam kết ODA như mọi năm. Bởi đây cũng là kỳ họp cuối cùng mang tên Hội nghị Nhóm Tư vấn các Nhà tài trợ.

Từ năm sau, Hội nghị sẽ đổi tên thành Diễn đàn Phát triển Việt Nam và chỉ tổ chức mỗi năm một lần, thay vì hai lần vào giữa và cuối năm như vừa qua. Nhưng rất may, phía Nhật Bản, nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam từ trước đến nay và nhà tài trợ mới nổi là Hàn Quốc lại công bố khoản tài trợ cho Việt Nam.

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, ông Tanizaki Yasuaki tại CG diễn ra ngày 10/12 tại Hà Nội cho biết, trong cả năm tài chính 2012 này, Nhật Bản sẽ có thể cung cấp khoản viện trợ khoảng 2,6 tỷ USD.

Con số này chưa cố định mà còn phụ thuộc vào tiến độ chuẩn bị dự án của Chính phủ Việt Nam. Sáu tháng đầu năm tài khóa 2012 (tài khóa của Nhật sẽ kết thúc vào tháng 3/2013), Nhật Bản đã cam kết cung cấp khoảng 1,4 tỷ USD cho các dự án vốn vay ODA mới.

Kết quả viện trợ này cao hơn cam kết của phía Nhật Bản cuối năm ngoái. Trong Hội nghị CG 2011, Nhật cam kết sẽ cung cấp cho Việt Nam khoản vay ODA trị giá 1,9 tỷ USD cho năm nay.

Ông Motonori Tsuno, Trưởng Đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam khẳng định, trong năm tài chính 2013, Nhật Bản vẫn muốn tiếp tục là nhà tài trợ lớn nhất về ODA cho Việt Nam.

Hai lĩnh vực lớn nhất mà Nhật Bản muốn tập trung hợp tác là cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số liệu cho thấy trong số 1.836,1 tỷ yen tổng vốn vay cam kết của Nhật Bản cho Việt Nam đến năm 2011, chiếm đa sõ (39%) là vốn vay dành cho lĩnh vực giao thông vận tải và 29% vốn vay cho ngành điện.

Cùng với Nhật Bản, phía Hàn Quốc cũng tuyên bố trong giai đoạn từ 2012 đến 2015, nuớc này sẽ cung cấp khoản tài trợ 1,2 tỷ USD cho Việt Nam, bên cạnh các dự án hợp tác hằng năm từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA).

Cải tổ sử dụng vốn

Không những không công bố con số tài trợ cụ thể, các nhà tài trợ tại CG năm nay còn đưa ra nhiều đòi hỏi thay đổi trong việc sử dụng vốn tài trợ hiệu quả.

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, cho biết hội nghị CG năm nay là lần cuối cùng được tổ chức theo dạng hội nghị huy động ODA, bởi vai trò huy động ODA của CG không còn phù hợp với Việt Nam nữa mà hiện nay cần phải đối thoại giữa Chính phủ với các đối tác Việt Nam.

Bà Victoria Kwakwa nhận định, xu hướng tăng trưởng chậm lại của Việt Nam đã cho thấy những giới hạn về cơ cấu và tính năng động của nền kinh tế. Ngoài ra, những nguồn lực chưa đủ mạnh của khu vực doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công là những nguyên nhân.

- Dự kiến cả năm tài chính 2012, Nhật Bản cung cấp khoản viện trợ tương đương 2,6 tỷ USD và tiếp tục duy trì vị trí nhà tài trợ số 1 cho Việt Nam năm tới. Hai lĩnh vực lớn nhất mà Nhật Bản muốn tập trung hợp tác là cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực. cung cấp cho Việt Nam khoản vay ODA trị giá 743,16 triệu USD. Nếu cộng cả khoản đóng góp từ EU cho ADB, Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới, tổng cam kết từ EU cho Việt Nam trong năm sau là 965 triệu USD.

Đồng tình với quan điểm này, đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho rằng, mối liên hệ giữa các ngành của Việt Nam cần rõ ràng và tăng cường hơn. Quá trình tái cơ cấu cần vai trò rất quan trọng của sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước. Nếu sự liên hệ này không nhịp nhàng và chặt chẽ thì sẽ rất khó thống nhất để thúc đẩy quá trình quan trọng này.

Còn đại diện của Nhật Bản cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần giải quyết ba thách thức. Thứ nhất, cần lựa chọn những ngành công nghiệp chiến lược, có sức cạnh tranh hơn để đẩy nhanh việc sử dụng dòng vốn FDI.

Thứ hai, cần nỗ lực hơn trong cải thiện môi trường đầu tư, Việt Nam cần đưa ra nhiều sáng kiến hơn nữa để nắm bắt được khó khăn của doanh nghiệp và phản ánh kịp thời hơn các chính sách.

Thứ ba, cần có chiến lược sử dụng vốn ODA hiệu quả hơn để đáp ứng những yêu cầu tài chính quy mô lớn.

Ngoài ra, phía JICA cho rằng, Nhật Bản kỳ vọng Việt Nam cải cách hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nuớc. Theo đại diện JICA, Việt Nam cũng cần công bố một cách chính xác tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nuớc.

Điều này sẽ giúp các nhà tài trợ nắm được một cách rõ ràng bức tranh chính xác về giới doanh nghiệp nhà nước và giới ngân hàng.

Trước những yêu cầu của các nhà tài trợ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định, Việt Nam cam kết hợp tác chặt chẽ, cải thiện phương thức đối thoại để sử dụng nguồn vốn hỗ trợ hiệu quả hơn nữa.

Ông Vinh cho rằng năm 2013 dự báo vẫn là thời gian khó khăn với Việt Nam cũng như cộng đồng các nhà tài trợ. Chính vì thế, việc phân bổ ngân sách của các nhà tài trợ cho Việt Nam sẽ có không ít khó khăn.

Năm 2011, tổng vốn cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam đạt khoảng 7,4 tỷ USD, giảm so với 7,9 tỷ USD năm 2010 và 8 tỷ USD năm 2009. Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 11 tháng đầu năm 2012, tổng vốn ODA được giải ngân ước đạt đạt gần 3,6 tỷ USD, vượt 17% kế hoạch năm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cam kết tài trợ cho VN: Tiếp tục đà giảm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO