Ban hành chỉ thị về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030

HT| 15/09/2020 00:39

Bộ Công Thương yêu cầu cung cấp, phân phối đầy đủ, đa dạng, an toàn các loại thực phẩm, từ gạo, thịt, trứng, sữa... góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội trong mọi tình huống.

Ban hành chỉ thị về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký ban hành Chỉ thị 13 về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030. Mục tiêu của Chỉ thị 13 của Bộ Công Thương về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 là cung cấp, phân phối đầy đủ, đa dạng, an toàn các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa, thủy sản, rau quả, đồ uống với chất lượng ngày càng cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế góp phần bảo đảm nâng cao đời sống nhân dân, ổn định chính trị, xã hội trong mọi tình huống.

Bộ Công Thương cũng đặt mục tiêu tăng cường thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản và lưu thông nhằm nâng cao chất lượng chế biến lương thực, thực phẩm; giảm giá thành, đa dạng hóa các sản phẩm thực phẩm chế biến để người dân có thể tiếp cận đủ dinh dưỡng với giá thành phù hợp...

Chỉ thị 13 cũng đề ra mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và khả năng tiếp cận thị trường nhằm giúp người nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống, gắn bó bền vững với nông nghiệp. Chỉ thị đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu triển khai trong thời gian tới như sau:

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương phối hợp với cấp ủy đảng cùng cấp phổ biến, tuyên truyền, quán triệt sâu sắc đến toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị về vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong tình hình mới.

Vụ Kế hoạch: Trên cơ sở yêu cầu của các bộ, ngành, UBND các tỉnh liên quan, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ Công Thương trong việc tham gia góp ý quy hoạch, phát triển các vùng trọng điểm, chuyên canh sản xuất lương thực, thực phẩm chủ lực (lúa gạo, chăn nuôi, thủy sản...) ở những địa bàn lợi thế.

Vụ Thị trường trong nước: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại; thực hiện tốt công tác bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu; tạo thuận lợi cho hoạt động lưu thông, phân phối và tiếp cận hàng hóa lương thực, thực phẩm của người dân.

Tổng cục Quản lý thị trường: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp; kịp thời phát hiện các trường hợp hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm phát hiện các trường hợp hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm.

Văn phòng Ban Cán sự Đảng Bộ: Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị; tiến hành sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư khi có yêu cầu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ban hành chỉ thị về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO