500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2011

C.H| 21/02/2012 06:48

Vietnam Report vừa công bố Bảng xếp hạng FAST 500 năm 2011 - Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Đây là những doanh nghiệp có hiệu quả và tăng trưởng nhanh nhất - những ngôi sao đang lên của nền kinh tế Việt Nam.

500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2011

Vietnam Report vừa công bố Bảng xếp hạng FAST 500 năm 2011 - Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Đây là những doanh nghiệp có hiệu quả và tăng trưởng nhanh nhất - những ngôi sao đang lên của nền kinh tế Việt Nam.

Công ty CP Vincom nằm trong top 10 DN đầu tiên của danh sách

Đây là năm thứ hai liên tiếp, Bảng xếp hạng FAST 500 được nghiên cứu và công bố. Qua Bảng xếp hạng FAST500 năm 2011, nhóm nghiên cứu đưa ra một số kết quả ban đầu như sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp FAST 500 đã đương đầu khá tốt với những bất trắc và khó khăn của bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới.

Tuy đà tăng trưởng của top 50 và top 100 doanh nghiệp FAST 500 có giảm tốc trong bảng xếp hạng (BXH) năm nay, nhưng về tổng thể, 500 doanh nghiệp FAST 500 vẫn duy trì đà tăng trưởng cao.

500 doanh nghiệp FAST 500 có tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2007 - 2010 đạt 57% (BXH FAST 500 năm trước đạt 54%). Trong đó, top 50 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất đạt tốc độ tăng trưởng 127% (BXH FAST 500 năm trước đạt 160%); top 100 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất đạt tốc độ tăng trưởng 94% (BXH FAST500 năm trước đạt 112%).

Thứ hai, BXH FAST 500 đã hé lộ rõ hơn đâu là cốt lõi của sức mạnh tăng trưởng và sáng tạo của nền kinh tế Việt Nam. Đó chính là khu vực kinh tế tư nhân, với tỷ lệ áp đảo 71,6%, so với 22,2% doanh nghiệp nhà nước xuất hiện trong bảng.

Thứ ba, tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp trong BXH FAST 500 2011 là 313.128 lao động, một sự cải thiện đáng kể so với con số 276.318 của BXH FAST 500 năm 2010.

Như vậy, các doanh nghiệp FAST 500 - với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất thực như chế tác, nông nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu - vẫn tiếp tục là cỗ máy tạo việc làm cho nền kinh tế.

Điều này nhấn mạnh thêm vai trò quan trọng không chỉ về kinh tế, mà còn về xã hội, của các doanh nghiệp tăng trưởng trong nền kinh tế Việt Nam - đặc biệt trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp lớn ngoài FAST 500 hoạt động trong các ngành chứng khoán và bất động sản phải cắt giảm nhân sự hàng loạt.

Thứ tư, về cơ cấu ngành, các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong FAST 500 với khoảng 29%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lại chiếm phần lớn về tổng doanh thu trong BXH.

Một điểm sáng về tăng trưởng trong BXH năm nay là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông lâm thủy sản có mức tăng trưởng bình quân khá cao với CAGR trên 50%, tương đương với con số bình quân của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép và ngành dịch vụ và thuộc top những ngành tăng trưởng cao nhất.

Thứ năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vẫn là hai trung tâm kinh tế năng động nhất cả nước, khi các doanh nghiệp tại hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước chiếm tới quá nửa số doanh nghiệp FAST 500, lần lượt là 144 doanh nghiệp (29%) và 120 doanh nghiệp (24%).

Điểm đặc biệt là một số tỉnh điều kiện kinh tế khó khăn cũng có số doanh nghiệp FAST 500 khá lớn như Nghệ An (9 doanh nghiệp) hay Daklak (7 doanh nghiệp). Trong khi đó, thành phố Đà Nẵng chỉ có 5 doanh nghiệp lọt vào FAST 500.

Thứ sáu, BXH FAST 500 năm nay đã có nhiều bất ngờ thú vị, khi nhiều doanh nghiệp ít xuất hiện trên truyền thông, ít được các nhà đầu tư chú ý nhưng lại là những doanh nghiệp có thăng tiến đầy hứa hẹn như Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa, Công ty cổ phần Din Co, Công ty Massan, DNTN Rau Quả, TMG, Gas Ngọn lửa thần…

Thứ bảy, trong năm thứ hai công bố BXH này, Ban tổ chức đã nhận được sự hợp tác tích cực từ các doanh nghiệp trong việc hợp tác công bố thông tin và kiểm chứng dữ liệu điều tra.

Đã có gần 3.000 hồ sơ, tài liệu cũng như các báo cáo tài chính được doanh nghiệp được chủ động gửi về cho Ban tổ chức dùng làm tài liệu tham khảo khi xếp hạng. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang tiến triển mạnh mẽ theo hướng minh bạch hóa phù hợp với thông lệ quốc tế.

10 thứ hạng đầu trong 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2011

Tốc độ tăng trưởng CAGR bình quân Top 10: 205%

10 doanh nghiệp SME tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2011

Tốc độ tăng trưởng CAGR bình quân Top 10: 102%
(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2011
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO