40% thức ăn tại các nước giàu bị phung phí

20/12/2009 08:24

Hàng năm tại Hoa Kỳ 40% thức ăn bị vứt đi. Tình trạng phung phí thức ăn kéo theo sự phung phí nước ngọt sử dụng để chế tạo thức ăn.

40% thức ăn tại các nước giàu bị phung phí

Hàng năm tại Hoa Kỳ 40% thức ăn bị vứt đi. Tình trạng phung phí thức ăn kéo theo sự phung phí nước ngọt sử dụng để chế tạo thức ăn. Hiện tượng phí phạm này cũng đang diễn ra tại các nước đang phát triển, vào lúc mà có một tỷ người bị thiếu ăn trên thế giới, chủ yếu tại các nước nghèo.

Hiện tượng phí phạm này cũng đang diễn ra tại các nước đang phát triển, vào lúc mà có một tỷ người bị thiếu ăn trên thế giới, chủ yếu tại các nước nghèo.

Để nuôi một dân số ngày càng đông trên thế giới, lâu nay các chuyên gia và nhà nghiên cứu đều tìm cách gia tăng mức sản xuất nông nghiệp.

Nhưng tại sao người ta lại không nghĩ đến cách hạn chế sự phung phí lương thực?

Tờ Le Monde giới thiệu một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học có tên là PLOS One, trong đó có thông tin là hàng năm tại Hoa Kỳ 40% thức ăn bị vứt đi. Tình trạng phung phí thức ăn kéo theo sự phung phí nước ngọt sử dụng để chế tạo thức ăn. Còn năng lượng bị lãng phí tương đương với 300 triệu thùng dầu mỗi năm.

Các dữ kiện đăng trong tạp chí nêu trên xác nhận những ước tính được đưa ra trước đây về tình trạng phung phí lượng thực tại các nước giàu, nghĩa là từ 30 đến 40%.

Hiện tượng phí phạm này cũng đang diễn ra tại các nước đang phát triển, vào lúc mà có một tỷ người bị thiếu ăn trên thế giới, chủ yếu tại các nước nghèo.

Ông Jan Lundqvist, giám đốc ủy ban khoa học Viện Quốc tế Stockholm về Nước (SIWI) nhận thấy rằng « quan niệm thống trị hiện nay là phải tăng sản xuất thực phẩm để đáp ứng nhu cầu lương thực vốn sẽ tăng gấp đôi trong những thập niên tới … Ý tưởng hợp lý hơn là phải trước tiên tìm cách hạn chế sự phí phạm. Vì chính tình trạng này dẫn đến việc lãng phí nhiều tài nguyên đang trở nên hiếm, trong đó có nước sạch. ».

Bài nghiên cứu được báo Le Monde nói đến cho thấy là trong năm 1970 mỗi người Mỹ tiêu thụ trung bình mỗi ngày 2100 calo trong khi khối lượng thức ăn mà mỗi người có được là 3000 calo. Ngày nay hai con số kể trên tăng lên 2300 calo và 3800 calo. Đối với ông Kevin Hall, trách nhiệm bài nghiên cứu, sự khác biệt giữa hai con số thể hiện lượng thức ăn bị vứt đi.

25% thức ăn do các gia đình mua về bị vứt đi

Còn một bài nghiên cứu khác về các thùng rác tại nước Anh và được công bố trong tháng trước ước tính là có 25% thức ăn do các hộ gia đình mua về bị quẳng đi. Nguyên nhân của sự phí phạm này là hoặc thức ăn không được tiêu thụ đúng thời hạn, hoặc là thức ăn đã được chuẩn bị quá nhiều.

Lương thực bị phung phí tương đương với 13 tỷ eurô mỗi năm và với 2,4% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Theo báo Le Monde, tại các nước nghèo và đang phát triển, người ta không nói đến lãng phí mà đúng hơn là sự mất mát vì, như lời giải thích của một viên chức thuộc Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) « lương thực bị mất mát tại các nước nghèo là do điều kiện không được tốt trong các khâu gặt hái, lưu trữ và chuyên chở, và do thiếu một sự đào tạo đúng mức về các phương pháp bảo quản thức ăn ».

Lương thực bị vứt đi đạt những khối lượng khổng lồ khi nói về các thực phẩm dễ bị hư hao. Nguyên nhân là vì khoảng cách quá lớn giữa nơi sản xuất và nơi tiêu dùng.

Tuy nhiên, điều mà tờ Le Monde nhận thấy là nếu như đề tài lãng phí ngày càng được các nhà nghiên cứu và các viện chuyên ngành đề cập đến, thì nó không nằm trong chương trình các chính sách ưu tiên của các quốc gia.

Trong xã luận, báo Le Monde nhận thấy là, cách nay một tháng, không một nguyên thủ quốc gia nào đánh giá là cần thiết phải có mặt tại Hội nghị Thượng đỉnh FAO ở Roma để bàn về nạn đói trên thế giới mà số nạn nhân hiện nay là một tỷ người trên cả địa cầu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
40% thức ăn tại các nước giàu bị phung phí
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO