Vì sao Trung Quốc muốn siết bất động sản nước ngoài?

THÁI DUY| 27/12/2018 00:46

Trong vòng hai năm 2016 và 2017, các doanh nghiệp Trung Quốc cắt giảm 89 tỉ USD đầu tư vào bất động sản, theo Bloomberg.

Vì sao Trung Quốc muốn siết bất động sản nước ngoài?

Đầu tư bất động sản ở nước ngoài từng là một xu hướng của các công ty Trung Quốc. Việc này dẫn tới kết quả là người Trung Quốc nắm trong tay rất nhiều bất động sản đắt tiền.

Thống kê cho thấy nhóm bất động sản này bao gồm cả tòa nhà nằm ở số 245, Đại lộ Park tại Manhattan, thành phố New York, Mỹ.

Hiện tòa nhà này nổi bật với khách sạn Waldorf Astoria và tháp Chicago’s Vista.

Tuy nhiên với tình trạng kinh tế phát triển chậm, việc kiềm chế dòng vốn chảy ra nước ngoài được xem sẽ là chủ đề chính trong cách làm của Bắc Kinh sắp tới, vốn dĩ có thể tiếp tục chứng kiến số lượng bán tài sản kỷ lục của các công ty Trung Quốc năm 2019.

Từ giữa năm 2017, Bắc Kinh đã yêu cầu 4 đại gia tư nhân gồm HNA, Anbang, Fosun và Dalian Wanda cùng xem xét lại vấn đề bất động sản, khuyến cáo rằng các công ty này đã mượn nợ quá nhiều.

Vậy là một cuộc thanh lý bắt buộc được thực hiện, với một danh sách đen áp vào các bất động sản, khách sạn của công ty Trung Quốc ở nước ngoài, và thậm chí là các sòng bạc.

Và thực tế kể từ năm 2016, xu hướng bán tháo này đã rụch rịch diễn ra. Trong hai năm 2016 và 2017, các công ty Trung Quốc bán 89 tỉ USD giá trị bất động sản.

Nguồn thống kê của Bloomberg cho thấy Anbang, HNA và Wanda đã tiến hành bán 8 đối tượng bất động sản giá trị nhất ở nước ngoài.

Tới năm 2018, tác động từ xu hướng cắt giảm trên bắt đầu hiện rõ hơn. Số liệu của Real Capital Analytics cho thấy doanh số bán bất động sản từ các doanh nghiệp Trung Quốc tăng đến 12,3 tỉ USD vào tháng 1, cao hơn 5,3 tỉ USD so với một năm trước đó.

“Trong khi kiểm soát vốn có hiệu lực, Trung Quốc sẽ không còn sắm vai người cầm đầu trong đầu tư nước ngoài của châu Á”, bà Stephanie Yang, giám đốc cấp cao phụ trách thị trường vốn toàn cầu của CBRE Group nhận xét.

Diễn biến này khiến các nền kinh tế lớn khác, bao gồm Singapore và Hàn Quốc, bắt đầu thay thế vị trí của Trung Quốc trong thị trường bất động sản ở Mỹ và châu Âu, theo bà Yang.

Jeffrey Langbaum, chuyên gia phân tích hoạt động buôn bán bất động sản của Bloomberg, cho rằng nguyên nhân của câu chuyện trên “xuất phát một phần từ việc chính phủ muốn kiểm soát những tay mua (bất động sản) lớn nhất, cũng như yêu cầu cần phải hạ mức nợ”.

James Shepherd - Giám đốc quản lý hoạt động nghiên cứu Trung Quốc của Cushman & Wakefield, nhận định “xu hướng sụt giảm sẽ còn tiếp tục trong nửa đầu năm sau”.

Theo ông Sheperd, các nhà đầu tư Trung Quốc thường dựa vào ngân hàng nội địa để duy trì xu hướng bạo chi cho bất động sản của họ.

Chính vì vậy khi “nguồn cung” từ ngân hàng lớn bị siết lại, cộng thêm áp lực tái cấu trúc tài chính, những đại gia bất động sản Trung Quốc không còn cách nào khác phải bán tháo.

Điều này đồng nghĩa sắp tới, các nhà đầu tư tiềm năng có thể hóng tin rao bán tiếp theo từ các công ty Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vì sao Trung Quốc muốn siết bất động sản nước ngoài?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO