Vận đỏ không đến với “Dâu Đen”

THỤY KHA| 03/10/2013 04:31

BlackBerry đã gia nhập hàng ngũ các nhà sản xuất điện thoại nổi tiếng như Motorola và Nokia, bây giờ phải phó thác tương lai của mình bằng sự giúp đỡ của người khác.

Vận đỏ không đến với “Dâu Đen”

BlackBerry đã gia nhập hàng ngũ các nhà sảnxuất điện thoại nổi tiếng như Motorola và Nokia, bây giờ phải phó thác tương lai của mình bằng sự giúp đỡ của người khác.

Đọc E-paper

BlackBerry đã ký ý định thư (letter of intent - LOI) với Quỹ Đầu tư Fairfax Financial Canada để quỹ này mua lại các cổ phiếu từ cổ đông đại chúng của BlackBerry với số tiền 4,7 tỷ USD. Nếu thương vụ này diễn ra, BlackBerry sẽ trở thành một công ty tư doanh chịu sự sở hữu của Fairfax.

> Lựa chọn sống còn cho nhà sản xuất BlackBerry
> Vì sao "BlackBerry bị ruồng bỏ"?
> Bi kịch của BlackBerry

> Những cột mốc lịch sử đáng nhớ của BlackBerry
> Tại sao Microsoft nên "để mắt" tới BlackBerry

Vào thời điểm đỉnh cao giữa năm 2007, BlackBerry có giá hơn 100 tỷ USD. Với mức giá chưa tới 5 tỷ USD, nếu như thương vụ này chính thức được thực hiện, BlackBerry sẽ được mua lại bằng 2/3 giá Microsoft bỏ ra với Nokia là 7,2 tỷ USD. Trước khi LOI diễn ra, BlackBerry tuyên bố sẽ cắt giảm 4.500 nhân sự, gần 40% lực lượng, khi phải gánh khoản lỗ gần 1 tỷ USD liên quan đến tồn kho, giá cổ phiếu sụt giảm 20%.

Không có gì được gọi là “xa xôi” khi chỉ vài năm trước đây, BlackBerry còn là hãng điện thoại di động hàng đầu trên thị trường. Được thành lập vào năm 1984 với tên gọi Research in Motion ở Waterloo, một vùng ngoại ô Toronto, công ty giới thiệu chiếc điện thoại BlackBerry đầu tiên vào năm 1999 sau đó nổi danh toàn thế giới với bàn phím QWERTY và chức năng “push e-mail”.

Smartphone của BlackBerry phổ biến trên phố Wall và Capitol Hill và giành được danh hiệu CrackBerry hay BarakBerry - theo tên của Tổng thống Mỹ Barak Obama.

Từ người đứng đầu Nhà trắng cho đến giới doanh nhân khắp nơi trên thế giới đều coi BlackBerry là chiếc điện thoại cầm thay không thể thiếu. Gần đây nhất là năm 2009, BlackBerry được Tạp chí Fortuneđưa vào danh sách các công ty phát triển nhanh nhất trên thế giới, với doanh thu tăng trưởng bùng nổ 84% mỗi năm.  Vận của hãng điện thoại nổi tiếng này đã đổi.

Từ năm 2009, giá mỗi cổ phiếu của BlackBerry đã bị sụp đổ còn chưa đầy 7 USD. BlackBerry chỉ chiếm chưa đầy 3% thị phần trước sự lớnmạnh của iPhone và các đối thủ sử dụng hệ điều hành Android. Sự xuống dốc khốn cùng của BlackBerry đã trở thành một trường hợp điển hình về những gì có thể xảy ra khi một người khổng lồ công nghệ không kịp đổi mới trong một thị trường công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt.

Thất bại của BlackBerry trước Apple và Google là hậu quả do sai sót trong chiến lược và tầm nhìn. Đầu tiên, BlackBerry không thể dự đoán rằng người tiêu dùng, chứ không phải khách hàng doanh nghiệp, mới là động lực chính tạo nên cuộc cách mạng về thiết kế smartphone. Thứ hai, BlackBerry đã không đoán được sự phát triển của “nền kinh tế ứng dụng” thông qua hệ sinh thái mà iPhone và Android tạo nên. Thứ ba, BlackBerry đã không nhận ra rằng smartphone sẽ trở thành trung tâm giải trí di động, chứ không đơn thuần là một thiết bị liên lạc.

Đầu năm2013, RIM chính thức ramắt phiên bản hệ điều hành BlackBerry 10 cùng 2 smartphone Z10 và Q10. Cũng tại sự kiện này, RIM chính thức đổi tên công ty thành BlackBerry. Tuy nhiên, vội vã ra mắt Z10 màn hình cảm ứng thì chỉ được xemnhưmột sự ăn theo nghèo nàn của iPhone hay Samsung. Quý gần nhất, BlackBerry chỉ xuất xưởng được 6,8 triệu smartphone, bằng 1/5 so với lượng tiêu thụ iPhone cùng kỳ.

Từ tháng trước, “Ủy ban đặc biệt” của BlackBerry đã lên kế hoạch thay thế chiến lượcchocáccông ty. BlackBerry cũng mới thông báo rằng hãng sẽ chuyển trọng tâm kinh doanh sang thiết bị di động cho doanhnghiệp. Theo CEO Prem Watsa của quỹ Fairfax thì động thái này sẽ cho phép BlackBerry “tiếp tục thực hiện chiến lược dài hạn trong việc cung cấp giải pháp tốt và bảo mật cho các công ty, tổ chức dưới danh nghĩa một công ty tư doanh”.

Tuy nhiên, ngay cả tương lai này cũng vẫn ảm đạm. Khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Forrester cho thấy, smartphone BlackBerry sử dụng trong doanh nghiệp giảm mạnh từ 57% năm 2009 xuống còn 21% hiện nay. “Đó là hồi chuông báo tử”, Ted Schadler, một nhà phân tích của Forrester, dự báo thị phần của BlackBerry sẽ giảm xuống một con số vào năm 2015. Vấn đề cơ bản của BlackBerry là các công ty đang mua smartphone và tablet cho nhân viên sử dụng cả ở nhà.

Vì vậy, nếu rút khỏi lĩnhvực tiêu dùng, BlackBerry cũng sẽ khó khăn hơn để giành chiến thắng tại nơi làm việc. Nó cũng phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ MobileIron và AirWatch - các thiết bị quản lý tại doanh nghiệp, trong khi BlackBerry đang bị đè bẹp bởi iPhone và các thiết bị cầmtay Android.

Có suy đoán rằng Fairfax mua lại BlackBerry để tìm cơ hội bán với giá cao hơn vì dù sao Fairfax cũng chỉ là nhà buôn. Gã khổng lồ công nghệ như Microsoft và Cisco đang là các nhà thầu tiềm năng. Như vậy, tương lai của BlackBerry còn bấp bênh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vận đỏ không đến với “Dâu Đen”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO