Tuổi già buồn

THANH TÂM (THE ECONOMIST)| 24/12/2013 00:32

Tự sát thường được coi là hành động dại dột của người trẻ. Tuy nhiên, tại các nước khối Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD), tỷ lệ quyên sinh lại xảy ra cao nhất trong nhóm những người lớn tuổi và trở thành một cuộc khủng hoảng tinh thần ở nhiều nước châu Á.

Tuổi già buồn

Tự sát thường được coi là hành động dại dột của người trẻ. Tuy nhiên, tại các nước khối Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD), tỷ lệ quyên sinh lại xảy ra cao nhất trong nhóm những người lớn tuổi và trở thành một cuộc khủng hoảng tinh thần ở nhiều nước châu Á.

Đọc E-paper

Ở Trung Quốc và Hàn Quốc, tỷ lệ tự tử ở những người trên 65 tuổi cao gấp bốn lần so với những người dưới 35 tuổi. Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển có tỷ lệ tự tử cao nhất trên thế giới. Năm 2012 là năm đầu tiên trong vòng 15 năm số vụ tử tự tại Nhật Bản dưới 30.000 ca.

Tuy nhiên, ở Hàn Quốc, tình hình đặc biệt nghiêm trọng. Người già tự sát tại một tỷ lệ cao hơn so với mức trung bình của OECD gần bốn lần. Việc tỷ lệ người già tự tử tăng cao thực sự là một vấn đề xã hội nan giải đối với chính phủ ha nước này, vì nó thể hiện sự khó khăn về kinh tế và chi phí y tế quá cao.

Ngoài ra, do quan điểm về gia đình truyền thống Á châu hiện đang thay đổi, khiến ngày càng có nhiều người già không có ai chăm sóc. Việc sống trong các trại dưỡng lão cũng không thể nào bù đắp sự thiếu hụt về tình cảm và chi phí bảo hiểm hay sức khỏe, càng khiến nhiều người già rơi vào tình trạng căng thẳng, bất ổn tâm lý.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tuổi già buồn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO