Trung Quốc sẽ khó đầu tư ra nước ngoài

MINH PHƯƠNG| 07/04/2018 07:00

Những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đang lo ngại việc Trung Quốc liên tục thực hiện các thương vụ M&A các công ty hàng đầu của họ để nhằm sở hữu công nghệ hiện đại nhất.

Trung Quốc sẽ khó đầu tư ra nước ngoài

Ảnh: Money Morning Australia

Không chỉ Mỹ mà chính quyền các nước, đặc biệt là châu Âu cũng siết chặt các khoản đầu tư từ Trung Quốc nhằm bảo vệ lợi thế cạnh tranh.

Đặt rào cản

Hoa Kỳ ngày càng giám sát chặt chẽ, không chỉ các khoản đầu tư trực tiếp của Trung Quốc mà còn dõi theo đường đi lắt léo các vụ mua tài sản các công ty Mỹ. Tuần qua, Tổng thống Donald Trump ra lệnh khóa lại vụ công ty Broadcom có trụ sở tại Singapore mua cổ phần Qualcomm, vì phát hiện người mua có liên quan mật thiết với Trung Quốc.

Ba nước Đức, Pháp và Ý cũng đã kêu gọi cộng đồng châu Âu phải có hành động giám sát chặt chẽ hơn các thương vụ M&A, vì dấy lên sự lo ngại mất mát công nghệ về tay Trung Quốc.

Mối lo ngại được đặt ra sau vụ một công ty Trung Quốc thâu tóm dông ty Kuka - nhà sản xuất và chế tạo robot hàng đầu của Đức vào năm 2016. Và, sau đó là một loạt vụ đầu tư vào cảng biển, đường sắt, cơ sở hạ tầng chiến lược khu vực Nam Âu và Trung Âu.

Ông Bruno Le Maire - Bộ trưởng Tài chính Pháp - trong chuyến công du đến Bắc Kinh vào đầu năm 2018, đã tuyên bố: "Paris luôn chào đón các khoản đầu tư từ Trung Quốc nhưng các giao dịch này phải đảm bảo tài sản nước Pháp không bị bốc hơi".

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu - Jean-Claude Juncker - cho biết, thời gian tới, sẽ xem xét đặt khung pháp lý trên toàn châu Âu đối với các giao dịch đầu tư của các công ty nước ngoài. Có nghĩa rằng, các nước sẽ mất một phần quyền đối với việc cho phép mua bán tài sản công ty của chính nước mình.

Nhật và Anh cũng gia tăng các hạn chế đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực có thể gây phương hại an ninh quốc gia nhằm phong tỏa sức ảnh hưởng của Trung Quốc.

Link bài viết

Chính phủ Canada đã gây sức ép buộc Lenovo, nhà sản xuất máy tính Trung Quốc phải từ bỏ tham vọng mua lại hãng điện thoại BlackBerry. Canada cũng tăng cường đưa các điều kiện nghiêm ngặt vào luật đầu tư nước ngoài buộc các công ty nước ngoài phải vượt qua được kiểm tra liệu có xâm hại đến an ninh quốc gia hay không mới được phép đầu tư.

Liệu có dễ?

Trong "cuộc chơi" thương mại với Trung Quốc, các nước rất khó cân bằng giữa lợi ích kinh tế do Trung Quốc mang lại và sự lo ngại xâm hại an ninh quốc gia cũng đến từ nước này.

Ông Philippe Le Corre - một chuyên gia của Đại học Harvard Kennedy - nhận xét, có một ấn tượng chung là Trung Quốc đang ngày càng mạnh mẽ trên mọi phương diện và câu hỏi đặt ra là làm sao thích ứng với điều đó. Hầu hết các quốc gia không biết cách thực thi chiến lược chính sách với Trung Quốc.

Một mặt họ ra sức bảo vệ các công nghệ nhạy cảm, mặt khác phải luôn chào mời các nhà đầu tư Trung Quốc và cải thiện thương mại với Bắc Kinh để tăng sức bật cho nền kinh tế nước mình.

"Tại sao lại như vậy? Câu trả lời rất đơn giản, các công ty châu Âu vẫn đang thèm muốn tiền của Trung Quốc" - ông Philippe Le Corre nói.Kế hoạch của ông Jean-Claude Juncker về việc áp đặt khung pháp lý xem xét mọi khoản đầu tư Trung Quốc vào các nước châu Âu cũng đang vấp phải sự phản đối từ nhiều nước. Và đến nay chỉ có 12 trong số 28 nước thành viên Liên minh Châu Âu đồng ý với cơ chế sàng lọc này.

Ngay cả khi đặt ra nhiều rào cả với đầu tư Trung Quốc, nhưng cũng không dễ dàng kiểm soát điều này. Vào cuối tháng 2 vừa rồi, nước Đức đã hoàn toàn bất ngờ trước việc tỷ phú Trung Quốc. Li Shufu - Chủ tịch Tập đoàn Geely, hãng xe hơi lớn nhất Trung Quốc - đã chi 9 tỷ USD để mua lại cổ phần của Daimler AG.

Người dân nước Úc đang phẫn nộ với việc các nhà đầu tư Trung Quốc đã mua rất nhiều tài sản của nước này, đặc biệt là đất nông nghiệp. Sự phẫn nộ này càng sâu sắc khi có những mối lo ngại về sự tiếp tay từ các chính trị gia khi đã nhận hàng triệu USD từ các doanh nhân Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trung Quốc sẽ khó đầu tư ra nước ngoài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO