Trung Quốc: Đổi nợ xấu lấy cổ phần công ty mắc nợ

18/03/2016 00:35

Việc này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm đòn bẩy, giảm chi phí trả lãi và giúp họ tăng khả năng vay vốn mới, đồng thời cũng sẽ giảm tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng và giảm số tiền mặt họ phải dự phòng.

Trung Quốc: Đổi nợ xấu lấy cổ phần công ty mắc nợ

Trong một nỗ lực xử lý nợ xấu, mới đây Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có ý tưởng cho phép các Ngân hàng thương mại đổi nợ xấu lấy cổ phần trong chính công ty mắc nợ. 

Đây được cho là một giải pháp khá hữu hiệu trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tiếp tục găp nhiều khó khăn, nợ xấu tiếp tục dâng cao khiến cho lực đẩy của nền kinh tế giảm sút.

Dữ liệu chính thức từ Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc cho thấy nợ xấu và các khoản nợ có vấn đề “được đề cập đặc biệt” tại nhà băng nước này là hơn 4.000 tỷ CNY (614 tỷ USD) vào cuối năm 2015.

Bình luận về câu chuyện này, hãng tin Reuters cho rằng, việc này sẽ giúp các doanh nghiệp (DN) giảm đòn bẩy, giảm chi phí trả lãi và giúp họ tăng khả năng vay vốn mới. Nó cũng sẽ giảm tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng và giảm số tiền mặt họ phải dự phòng.

Dù cho việc này chưa chính thức và nó còn phải được sự chấp thuận của Quốc hội nhưng giới DN Trung Quốc đã tỏ ra hưng phấn bởi sau khi số tiền được giải phóng có thể dùng cho vay mới, hiện thực hóa cam kết đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Chính phủ Trung Quốc, từ đó kích thích kinh tế.

Điều này khác hẳn với cách giải quyết nợ xấu mà các Ngân hàng thương mại của Trung Quốc giải quyết trước đây, thông thường là bán chúng với giá thấp hơn cho các công ty quản lý tài sản do Chính phủ chỉ định.

Giải pháp này ngay lập tức được sự quan tâm của giới tài chính trong khu vực, trong đó các Ngân hàng ở Việt Nam cũng đang “đau đầu” tìm các giải pháp nhưng không mấy hữu hiệu, chủ yếu vẫn làm là đẩy mạnh bán lại cho VAMC, nhưng điều đáng nói là nợ xấu vẫn chưa giải quyết được dứt điểm mà nó vẫn nằm ở VAMC.

Dù đây không phải là giải pháp chưa hề được nhắc tới tại Việt Nam, năm 2015 cũng đã có nhiều ý kiến cho rằng nên chuyển nợ xấu thành vốn góp tại DN, và thực tế là Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP, cho phép DN được phát hành cổ phiếu cho chủ nợ để chuyển nợ thành vốn góp.

Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần xem xét một cách đầy đủ giải pháp này bởi thực tế tình hình thực tế nền kinh tế DN, Việt Nam cũng ít nhiều có những điểm tương đồng với Trung quốc. Theo nhiều DN, đây là một giải pháp tốt trong bối cảnh hiện nay, bởi nếu cứ để một mình VAMC xoay sở thì cũng khó.

Hiện nay, nợ xấu đã đưa về dưới mức 3% theo đúng kế hoạch đề ra, VAMC đã xử lý được hơn 13 nghìn tỷ đồng (khoảng 6,3% tổng nợ xấu đã được mua).

Tuy nhiên, các chuyên gia còn băn khoăn về việc nên có cơ chế chia sẻ khoản chênh lệch giữa giá mua nợ xấu và giá bán, nghĩa là cần tư duy thị trường hơn.

Nếu để việc xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường và các TCTD phải gánh 100% khoản lỗ rủi ro thì sẽ xảy ra trường hợp các TCTD sẽ thiếu động lực khi bán nợ cho VAMC.

Nhưng nếu có cho phép các Ngân hàng thương mại giải quyết nợ xấu bằng cách góp tại các DN thì vẫn có những điểm “nghẽn” khiến việc giải quyết nợ xấu còn những khó khăn, đó là quy định pháp lý hiện nay giới hạn vốn góp của ngân hàng thương mại vào các DN không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của mình. Bên cạnh đó, mức vốn góp không được vượt quá 11% vốn điều lệ của DN đó.

Vì vậy, cần có những giải pháp linh hoạt trong giải quyết nợ xấu, và có thể mô hình mà Trung Quốc sắp áp dụng là một ví dụ tham khảo cho Việt Nam.

Bởi rõ ràng nếu giải pháp trên đi vào thực tiễn sẽ giúp các DN có nợ xấu giảm đòn bẩy, giảm chi phí trả lãi và giúp họ tăng khả năng vay vốn mới, các ngân hàng giảm tỷ lệ nợ xấu và giảm áp lực trích lập dự phòng.

Còn nhớ, Chính phủ Mỹ cũng đã từng có chương trình giải quyết nợ xấu gọi tắt là TARP với giá trị lên tới 418 tỷ USD dành cho các ngân hàng, các hãng ô tô và nhiều DN khác trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính.

19 ngân hàng lớn nhất bị buộc phải trải qua các bài kiểm tra căng thẳng và nâng vốn dự trữ để có thể chịu đựng được những thiệt hại nếu một cuộc suy thoái khác nổ ra.

Nhờ vậy, mà hầu hết các ngân hàng đã hồi phục trở lại sau khi được hỗ trợ hàng tỷ USD tiền vốn. Phần lớn các ngành công nghiệp hàng đầu của Mỹ sau khi được hỗ trợ đã phục hồi nhanh chóng. Ngành công nghiệp ô tô Mỹ cũng phát triển trở lại. Thậm chí AIG cũng rao bán các tài sản từng khiến hệ thống tài chính toàn cầu sụp đổ năm 2008.

Dù về tổng thể được đánh giá là thành công nhưng TARP cũng vướng phải một số ý kiến chỉ trích. Một trong số đó là chương trình này đã đổ quá nhiều tiền với các DN được cứu trợ, làm trầm trọng thêm vấn đề rủi ro đạo đức. Trong khi đó, ở thị trường nhà đất thì gói cứu trợ này không giải quyết được nhiều…

Ở thời điểm này, các DN và Ngân hàng cũng đang lo lắng việc phải chịu lãi suất thương mại sau ngày 1/6/2016 của gói 30 ngàn tỷ đồng. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng thương mại và các chủ đầu tư xây dựng đang phải đau đầu tìm cách giải ngân trước tiến độ để bên vay có thể đảm bảo hưởng được lãi suất vay 5%.

Đã có nhiều khách hàng than phiền rằng họ sẽ không đủ khả năng mua nhà nếu không được vay ưu đãi, thậm chí sẽ trả nhà cho chủ đầu tư. Vì vậy, nhiều chủ đầu tư đang tìm cách phối hợp với ngân hàng giải ngân trước tiến độ bàn giao nhà để hưởng ưu đãi lãi suất 5%. Nhiều ý kiến cho rằng NHNN cần có hướng giải quyết “hợp tình, hợp lý” tránh những thiệt hại cho người vay.

Thực tế thì các điều kiện đóng 30% đợt đầu và những đợt tiếp theo phụ thuộc vào ngân hàng đã gắn chặt khách hàng với chủ đầu tư. Vì vậy, nếu chỉ còn vài đợt cuối mà không được ưu đãi sẽ bất công với khách hàng”.

>Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước: Trung Quốc

>Nhà đầu tư nước ngoài "xếp hàng" chờ mua nợ xấu

>VAMC làm gì với nợ xấu đã mua?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trung Quốc: Đổi nợ xấu lấy cổ phần công ty mắc nợ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO