Trung Quốc: Bá mộng "Thung lũng Silicon"

THỤY KHA| 07/08/2015 06:33

Tại Mỹ, các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng các khoản đầu tư lớn ở Thung lũng Silicon, còn tại nội địa, các địa phương ầm ầm mở các khu công nghệ cao để biến Bắc Kinh, Hồ Nam... thành những Silicon China.

Trung Quốc: Bá mộng

Tại Mỹ, các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng các khoản đầu tư lớn ở Thung lũng Silicon, còn tại nội địa, các địa phương ầm ầm mở các khu công nghệ cao để biến Bắc Kinh, Hồ Nam... thành những Silicon China.

Đọc E-paper

Tháng 3/2015, Alibaba khai trương trung tâm điện toán đám mây (Alibaba Cloud Computing) ở Thung lũng Silicon, bang California (Mỹ). Chi nhánh đầu tiên ở nước ngoài này của Alibaba sẽ phục vụ cho các doanh nghiệp của người Trung Quốc hoạt động ở Mỹ. Giữa năm 2014, nhà sáng lập Công ty Baidu Lý Ngạn Hoành (Robin Li) đã mở một phòng thí nghiệm ở Sunnyvale (bang California), một trong những thành phố ở Thung lũng Silicon.

Phòng thí nghiệm này được mở ra với mục đích thu hút nhân tài ở đây và những thành tựu công nghệ nổi bật từ trung tâm công nghệ cao của thế giới. Tỷ phú Lý còn tuyên bố Baidu sẽ chi 300 triệu USD để mở rộng phòng thí nghiệm với quy mô 200 nhân viên tại Thung lũng Silicon. Tháng 6/2015, Xiaomi bắt đầu bán tai nghe, thiết bị đeo tay thông minh và phụ kiện trực tuyến tại đây.

Mục tiêu của Xiaomi là giành thị phần linh kiện điện thoại thông minh của gã khổng lồ Apple và chen chân ở các thị trường phụ kiện điện thoại thông minh truyền thống của các hãng lớn như Samsung, Apple và Google. Kênh truyền hình CNBC của Mỹ dẫn lời chuyên gia kinh tế Quỹ 500 Mobile Collective nhận định chinh phục thị trường Mỹ là ước mơ của nhiều công ty và doanh nhân Trung Quốc.

Nhưng có một làn sóng Silicon khác ở ngay trên đại lục, thậm chí còn lớn hơn nhiều so với giấc mơ Silicon trên đất Mỹ. Đó là việc hàng loạt địa phương ráo riết thành lập các khu công nghệ cao nhằm "thúc đầy sáng tạo của hàng trăm triệu người dân" theo những gì Thủ tướng Lý Khắc Cường kêu gọi hồi cuối năm ngoái.

Lời kêu gọi này nhấn mạnh đến việc nền kinh tế Trung Quốc sẽ chuyển đổi dựa trên sự đổi mới, đặc biệt là đổi mới về kỹ thuật số, để tạo nên động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế tỷ dân, chạy đua với thế giới trong nỗ lực xây dựng nền kinh tế tri thức. "Bạn có thể thấy có hai Trung Quốc. Một là Trung Quốc cũ đang có tốc độ tăng trưởng chậm lại, và một Trung Quốc đang được internet thúc đẩy", Hans Tung, đối tác quản lý tại Công ty Quản lý Quỹ GGV Capital (Mỹ) nhận định.

Rõ ràng, chính phủ của ông Lý cần phát triển "Trung Quốc mới" để bù đắp sự chậm lại của "Trung Quốc cũ”. Tính đến tháng 3/2015, 129 khu công nghệ cao đã được thành lập với sự tài trợ của chính phủ và nguồn lập trình viên phần mềm dồi dào từ các trường đại học gần nhất. Để so sánh thì trái tim công nghệ thế giới là Mỹ chỉ có bốn trung tâm công nghệ như: Boston, New York, San Francisco, Silicon Valley và Seattle.

Samsung, LG, Sony hay thậm chí là Apple đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty công nghệ Trung Quốc như Xiaomi, Huawei, ZTE... Giá trị thị trường công nghệ tiêu dùng ở Trung Quốc sẽ tăng 5%, lên đến 281 tỷ USD trong năm nay. Điều này khiến Trung Quốc gần như vượt Mỹ, trở thành thị trường chính cho các sản phẩm công nghệ tiêu dùng vào năm 2016.

Các quan chức thủ phủ của tỉnh Hồ Nam đang đặt nhiều kỳ vọng vào khu Silicon Valley của riêng mình. Khu công nghệ cao tại đây lớn gấp 15 lần so với Central Park của New York. Thành phố này muốn thu hút các công ty tập trung vào vật liệu mới, phát triển phần mềm, sản xuất thiết bị điện tử, và các ứng dụng di động. Câu lạc bộ Hồ Nam gồm các thành viên Hugo Shong, một nhà đầu tư nổi tiếng, Yao Jingbo, người sáng lập trang web quảng cáo rao vặt 58.com, và Jeffrey Zeng, người đứng đầu các đơn vị đầu tư mạo hiểm của Citic Capital Holdings.

"Trong quá khứ bạn sẽ thấy hầu hết các giao dịch đầu tư mạo hiểm đến từ các thành phố lớn, nhưng bây giờ điều đó ở các thành phố hạng hai và ba", Shong, người đồng sáng lập IDG Capital Partners, đầu tư vào hai công ty công nghệ lớn là Tencent và Baidu, cho biết. Còn tại Bắc Kinh, Z-Park (Zhongguancun Science Park) được mệnh danh là Công viên khoa học Stanford của Trung Quốc. Cũng giống như Thung lũng Silicon của Mỹ, Z-Park là sản phẩm của sự phát triển nền kinh tế thị trường. Chính phủ Trung Quốc coi đây như là một nơi thử nghiệm sự tự do hóa nền kinh tế quốc gia, và tạo môi trường thuận lợi cho triển khai những dự án mạo hiểm công nghệ cao.

Tuy nhiên, dù dẫn đầu về số lượng trung tâm công nghệ nhưng thúc đẩy phát triển nền kinh tế internet không phải là một sự đảm bảo để phục hồi nền kinh tế của Trung Quốc. "Nếu các startup không thể tạo ra một kết nối thực sự với người tiêu dùng, nó sẽ tạo ra một bức tranh việc làm thậm chí tồi tệ hơn khi bong bóng công nghệ tan vỡ", Valentine Ding, giám đốc quản lý tại ATF Capital, nhận định.

>Nước cờ “tẩy chay” công nghệ Mỹ của Trung Quốc

>Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới

>10 xu hướng tiêu dùng đang lên ở Trung Quốc

>‘Giấc mơ Trung Hoa’ có biến thành ác mộng?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trung Quốc: Bá mộng "Thung lũng Silicon"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO