Trung Quốc: Ba khâu yếu nhất của nền kinh tế hiện nay

Nguồn SGTT| 05/08/2009 07:11

Trong khi thế giới chứng kiến sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc, giáo sư Đinh Học Lương của đại học Khoa học kỹ thuật Hong Kong lại cho rằng nền kinh tế Trung Quốc tiềm tàng ba khâu yếu nhất.

Trung Quốc: Ba khâu yếu nhất của nền kinh tế hiện nay

Trong khi thế giới chứng kiến sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc, giáo sư Đinh Học Lương của đại học Khoa học kỹ thuật Hong Kong lại cho rằng nền kinh tế Trung Quốc tiềm tàng ba khâu yếu nhất.

Một dây chuyền sản xuất mạch điện tử ở Quảng Đông, Trung Quốc. Nhà máy
này tuy có trụ sở ở Trung Quốc, nhưng kỹ thuật công nghệ thuộc Celestica,
một tập đoàn của Canada. Ảnh: Reuters

Ỷ lại nghiêm trọng vào kỹ thuật bên ngoài

Một dây chuyền sản xuất mạch điện tử ở Quảng Đông, Trung Quốc. Nhà máy này tuy có trụ sở ở Trung Quốc, nhưng kỹ thuật công nghệ thuộc Celestica, một tập đoàn của Canada. Ảnh: Reuters

Những nghiên cứu tương đối tỉnh táo trên quốc tế gần đây cho thấy xuất khẩu sản phẩm công nghiệp và kỹ thuật cao của Trung Quốc hiện nay không phải là do các công ty của chính Trung Quốc mà chủ đạo là do các công ty nước ngoài tại Trung Quốc.

Hai là, về các mặt thiết kế sản phẩm, những bộ phận quan trọng nhất của sản phẩm, thiết bị chế tạo quan trọng nhất đều ỷ lại vào việc nhập khẩu từ các nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ, các nước phương Tây khác và Nhật Bản.

Ba là, cho đến bây giờ, các công ty của chính Trung Quốc vẫn áp dụng rất ít biện pháp để tiếp nhận những khoa học kỹ thuật tương đối cao mà họ đã mua hoặc nhập khẩu của nước ngoài, hơn nữa còn thiếu các kênh có hiệu quả để tiếp nhận và quảng bá các kỹ thuật nhập khẩu ấy tới giới sản xuất của nước mình. Trong thời gian ngắn hạn hoặc trung hạn, những lý do này làm Trung Quốc khó trở thành đối thủ thách thức có sức mạnh về mặt kỹ thuật với các nước phương Tây và các doanh nghiệp của họ.

Theo tư liệu điều tra của giới sản xuất Trung Quốc, năm 2003 kinh phí nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp trọng điểm cả nước chỉ chiếm 1% thu nhập của các doanh nghiệp đó trong năm, còn cách xa mức 3 – 5% do Chính phủ Trung Quốc quy định và cách mức 7% của các nước thuộc tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế còn lớn hơn nữa.

Trong ngành công nghệ thông tin của Trung Quốc có một hiện tượng kỳ quặc: nếu có một, hai doanh nghiệp của chính Trung Quốc tự khai thác được kỹ thuật rất tốt, các doanh nghiệp có liên quan của chính Trung Quốc cũng rất ít khi mua kỹ thuật của họ, điều này dẫn tới những kỹ thuật rất tốt do Trung Quốc tự khai thác được đã không thể mở rộng và vận dụng ở ngay chính nước mình. Trong nhiều năm qua số tiền Trung Quốc bỏ ra để mua kỹ thuật mềm thường không quá 10%, có tới 90% tổng số tiền được dùng vào việc mua các thiết bị cứng.

Cơ chế sáng tạo của cải nghèo yếu

Nhiều chuyên gia từng theo dõi phân tích lâu dài về đầu tư quốc tế chỉ ra rằng, cơ chế sáng tạo của cải nghèo yếu là một khâu yếu nữa của sự phát triển kinh tế Trung Quốc. Trong 25 năm qua, mặc dù GDP Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ trung bình năm là 8,6%, nhưng trong cùng thời gian đó chỉ số Hang Seng của Hong Kong cho thấy, từ năm 1993 – 2003 tỷ lệ hồi báo đầu tư của các doanh nghiệp đại lục niêm yết cổ phiếu tại Hong Kong – chúng đều là những doanh nghiệp tốt nhất và tương đối tốt của nội địa Trung Quốc, chỉ là 24%.

Còn trong cùng thời gian, căn cứ vào chỉ số Down Jones thì tỷ lệ hồi báo đầu tư của thị trường Mỹ là 188%; cũng đừng quên, trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình năm của Mỹ chỉ là 3%, bằng một phần ba tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc.

Đó là hiện tượng không bình thường. Sở dĩ xuất hiện tình hình đó, nguyên nhân ở tầng nấc sâu xa là Trung Quốc đã duy trì lâu dài hệ thống phối trí tài nguyên hiệu quả thấp. Tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc ở mức độ rất lớn do đầu tư vào lĩnh vực tài sản cố định tạo nên.

Hiệu quả thấp của sự phối trí tài nguyên này cuối cùng được thể hiện tại các khoản nợ xấu trên ngân hàng nhà nước. Hiện nay quốc tế đánh giá tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng nhà nước Trung Quốc thấp nhất là 45%, đó là tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong các thể kinh tế chủ yếu của thế giới từ giữa thế kỷ 20 tới nay.

Ỷ lại tài nguyên có tính chiến lược vào nước ngoài

Một khâu yếu nữa trong phát triển kinh tế của Trung Quốc là sự ỷ lại vào nước ngoài những tài nguyên kinh tế có tính chiến lược. Cho tới năm 2004, nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc đã tăng với tốc độ trung bình 7% năm. Theo tốc độ này, 20 năm sau số lượng dầu thô mà Trung Quốc sử dụng mỗi ngày tương đương với Mỹ, thế mà trữ lượng dầu mỏ trên lãnh thổ Trung Quốc nếu khai thác như mức hiện nay chỉ có thể đủ trong 14 năm.

Càng nghiêm trọng hơn nếu tính thêm cả việc lãng phí nghiêm trọng các tài nguyên ỷ lại vào nước ngoài đó. Tiêu hao cho việc sản xuất ra một đơn vị GDP của Trung Quốc gấp mười lần Nhật Bản, gấp năm lần Mỹ và gấp ba lần Canada.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trung Quốc: Ba khâu yếu nhất của nền kinh tế hiện nay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO