Thị trường thời trang thế giới: "Nhất nam viết hữu..."

HÀ CÚC| 02/04/2014 03:55

Bên cạnh sự dịch chuyển sang những thị trường đang phát triển, thị trường thời trang cao cấp đang có sự chuyển đổi rõ nét về giới tính và tuổi tác.

Thị trường thời trang thế giới:

Bên cạnh sự dịch chuyển sang những thị trường đang phát triển, thị trường thời trang cao cấp đang có sự chuyển đổi rõ nét về giới tính và tuổi tác.

Đọc E-paper

Hiện nay, thị phần hấp dẫn nhất đối với các thương hiệu thời trang Burberry và Coach không phải là phụ nữ trung niên mà là nam giới nhiều lứa tuổi. "Tương lai của ngành bán lẻ sẽ là thanh niên, nam giới ở khu vực đô thị” - đây là nhận định được các nhà kinh tế tại ngân hàng HSBC đưa ra.

Xu hướng này ngày càng rõ nét khi giới trẻ ngày càng muốn thể hiện trong thế giới tràn ngập hàng hóa, trong khi người tiêu dùng lớn tuổi không có nhiều động lực để chạy theo xu hướng thay đổi chóng mặt của thời trang. HSBC lưu ý rằng ngày càng có nhiều đàn ông kết hôn muộn nên họ có điều kiện để chi tiêu cá nhân, thay vì phải dành dụm cho gia đình.

Không chỉ có thu nhập hào phóng hơn mà nam giới ngày nay còn được hỗ trợ bởi tiếp thị và phương tiện truyền thông trực tuyến. Họ dễ dàng mua bán, cập nhật xu hướng thời trang qua điện thoại, mạng xã hội. Thậm chí, Burberry còn có dịch vụ trực tuyến Khách hàng 360 để theo dõi thói quen mua sắm cá nhân trên toàn thế giới.

Theo Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC), với tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ tiết kiệm đều cao, tài sản của các triệu phú trong khu vực châu Á sẽ đạt mức tăng bình quân khoảng 9,8%/năm, và đạt gần 16.000 tỷ USD trong năm 2015.

Số lượng triệu phú tại châu Á hiện nay đạt gần 4 triệu người. Với số lượng người giàu có nhiều nhất từ trước tới nay, châu Á đang tiêu thụ mạnh mẽ các mặt hàng xa xỉ, nhà cửa và xe hơi sang trọng.

Trong khi đó, theo Hãng tư vấn Bain & Company, châu Phi có hơn 120.000 triệu phú USD, so với khoảng 95.000 ở Nga, và số triệu phú của châu Phi tăng 3,9% năm ngoái, tăng nhanh hơn bất kỳ khu vực nào, trừ Mỹ Latin. Sự phát triển của thị trường hàng xa xỉ châu Phi vì thế cũng đang là đích nhắm của nhiều hãng thời trang xa xỉ.

Nhiều công ty đầu tư đáng kể trong việc thu hút khách hàng nam giới. Michael Kors hy vọng sẽ tăng doanh thu thời trang hằng năm khoảng 1 tỷ USD, gấp 7 lần hiện nay. Trong khi đó, Coach đã mở rộng doanh số bán hàng thời trang nam giới từ 100 triệu USD năm 2010 lên khoảng 700 triệu USD hiện nay.

"Chúng tôi nhìn thấy cơ hội tăng trưởng đáng kể từ những khách hàng nam giới, đặc biệt là mức tăng trưởng doanh số cao tại các thị trường đang phát triển", Giám đốc Điều hành Angela Ahrendts của Coach cho biết.

Tuy nhiên, theo HSBC, ngoại lệ duy nhất là thị trường Trung Quốc, nơi phụ nữ sẽ là động lực tương lai của thời trang cao cấp. Hiện nay, một nửa số nhà quản lý cấp cao ở Trung Quốc là phụ nữ và phụ nữ chiếm khoảng một nửa chi tiêu xa xỉ.

Năm 2013, thị trường hàng xa xỉ tại Trung Quốc tăng 2%, đạt 19 tỷ USD và lần đầu tiên chi tiêu mua sắm hàng đắt tiền của phụ nữ Trung Quốc ngang bằng với đàn ông. Trước đó, cho đến giữa những năm 1990, hầu như tất cả đơn hàng mua sắm đồ sang trọng đều là khách hàng nam giới - những người thường mua quà tặng biếu xén cấp trên.

Ông David Martin, đại diện bộ phận bán lẻ Hong Kong Land nhận xét: "Tỷ lệ nam giới ở Trung Quốc đại lục đi sắm sửa thời trang nhiều hơn so với Hồng Kông hay thậm chí là châu Âu và Mỹ”. Trung Quốc hiện chiếm ¼ lượng mua sắm hàng xa xỉ toàn cầu và nam giới đang chiếm tới hơn ½ thị trường hàng xa xỉ của Trung Quốc - cao hơn mức trung bình toàn cầu. Sự thay đổi này phản ánh những yếu tố văn hóa. Người Trung Quốc muốn thể hiện sự thành công và giàu có.

>Không kịp tháo chạy
>Thế giới phân mảnh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thị trường thời trang thế giới: "Nhất nam viết hữu..."
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO