Tencent kiểm soát 50% thị trường video game ở Trung Quốc thế nào?

05/10/2017 06:51

Tencent kiểm soát một nửa thị trường trò chơi điện tử ở Trung Quốc, là công ty video game có lợi nhuận cao nhất thế giới và là công ty có giá trị thứ 8 trên toàn cầu theo vốn hóa thị trường.

Tencent kiểm soát 50% thị trường video game ở Trung Quốc thế nào?

Vào những ngày cao điểm, có hơn 80 triệu người ở Trung Quốc sử dụng điện thoại di động để chơi Honor of Kings, chiến đấu với nhân vật bạn bè trong một khung cảnh vốn chỉ có trong trí tưởng tượng.

Theo Công ty tư vấn Niko Partners, Trung Quốc là thị trường video game lớn nhất thế giới, với khoảng 600 triệu người chơi, và tạo ra doanh thu hằng năm là 26 tỷ USD, gấp hơn 3 lần so với doanh thu phòng vé của đất nước.

Nhà vô địch không bàn cãi của thị trường này là Tập đoàn Internet Tencent - một thương hiệu ít được biết đến trên thế giới nhưng có một sự hiện diện cao ngất ngưởng trong tâm lý của các game thủ Trung Quốc.

Theo Niko, công ty này kiểm soát một nửa thị trường trò chơi điện tử ở Trung Quốc. Điều này đã giúp làm cho Hãng trở thành công ty trò chơi video có lợi nhuận cao nhất thế giới và là công ty có giá trị thứ 8 trên toàn cầu theo vốn hóa thị trường, cao hơn nhiều so với giá trị của ExxonMobil.

Tencent đã kiếm được 28,4 tỷ CNY (4,4 tỷ USD) từ các trò chơi vào quý II năm nay, với thu nhập từ trò chơi di động tăng 54%. Trò chơi điện tử chiếm một nửa doanh thu của Tencent vào năm 2016. Honor of Kings - trò chơi sinh lợi nhất thế giới với doanh số bán ròng khoảng 6 tỷ CNY, là yếu tố giúp Tencent thăng hoa.

Bản chất xã hội của trò chơi chiến đấu làm cho người chơi gắn chặt vào nền tảng này. Bạn bè thường kết hợp với nhau để tạo thành các đội. Nhà thiết kế phần mềm Leo Guo, 26 tuổi, cho biết các buổi chơi Honor of Kings thường xuyên với các đồng nghiệp "có thể giúp thúc đẩy việc giao tiếp ở các văn phòng".

Trò chơi được tải xuống miễn phí, nhưng người chơi trả tiền cho da ảo để cá nhân hóa các nhân vật của họ. "Trò chơi này là một dạng đầu tư,bạn dành rất nhiều thời gian để nâng cao nhân vật và kỹ năng của bạn, vì vậy bạn không thể bỏ qua nó. Và nếu bạn làm như vậy, bạn bè của bạn sẽ kéo bạn trở lại", anh nói thêm.

"Có một yếu tố xã hội rất lớn xung quanh trò chơi. Dù đến bất cứ nơi nào ở Trung Quốc, bạn cũng sẽ chơi trò này", nhà phân tích Daniel Ahmad của Niko nói.

>>5 tỷ phú thế giới thích chơi game

Trò chơi này quá phổ biến ở Trung Quốc đến nỗi tạo ra một tâm lý lo ngại vào mùa hè về tính gây nghiện của nó. Các phương tiện truyền thông nhà nước xem các trận đấu là "đầu độc", khi một cậu bé 17 tuổi ở Quảng Châu bị đột quỵ sau khi chơi không ngừng nghỉ trong 40 giờ. Một cậu bé 13 tuổi ở Hàng Châu đã bị gãy chân sau khi nhảy từ cửa sổ tầng 3 vì cha mẹ em không cho em chơi nữa, khiến công ty hạn chế thời gian trẻ em chơi game.

Tencent rõ ràng là có một trò chơi đầy cuốn hút, nhưng lợi thế lớn nhất của nó là sở hữu các mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, WeChat và QQZone, tương đương với WhatsApp và Facebook. Khoảng 900 triệu người đã đăng ký vào cả 2 mạng Tencent.

"Ở phương Tây, Facebook có phương tiện truyền thông xã hội và các trò chơi thì là của EA, nhưng ở Trung Quốc, nó có thể chỉ thuộc về một công ty", Peter Warman - Giám đốc điều hành trò chơi NewZoo cho biết.

Bằng cách tận dụng các mạng này, Tencent có quyền kiểm soát một trong 2 nền tảng thanh toán trực tuyến hàng đầu của Trung Quốc và có thị phần phân phối ứng dụng di động lớn nhất. Hãng đã chi 1,8 tỷ USD cho việc bán hàng và tiếp thị trong 12 tháng qua, theo báo cáo của Công ty đầu tư mạo hiểm Atomico.

"Lý do chính cho thành công của Tencent là khả năng tiếp thị và phân phối", Chenyu Cui - một nhà phân tích của IHS Markit cho biết. Hầu hết các điện thoại Trung Quốc sử dụng hệ điều hành Android, nhưng Playstore của Google bị chặn tại đại lục và Tencent kiểm soát cửa hàng ứng dụng Android lớn nhất.

Tập đoàn này dường như chiếm ưu thế tuyệt đối, các nhà phân tích chưa thể tìm ra điểm gì có thể làm cho nó vấp ngã. Bây giờ, thách thức lớn nhất của nó là tìm ra sản phẩm mới để nuôi dưỡng cơ sở người dùng có mức cam kết cao.

Honor of Kings dựa trên League of Legends - trò chơi PC của Riot (một nhà phát triển của Mỹ mà Tencent đã mua vào năm 2015). Công ty này đã chi 8,6 tỷ USD cho phần lớn cổ phần của Supercell của Phần Lan - nhà sản xuất Clash of Clans, trước đây là của thế giới trò chơi di động hàng đầu.

Benjamin Wu - một nhà phân tích thuộc nhóm nghiên cứu Pacific Epoch cho biết: "Bộ phận phát triển nội bộ của Tencent không thể theo kịp nhu cầu của thị trường. Hãng sẽ cần nhiều hơn và nhiều hơn các tựa game từ các công ty khác tại Trung Quốc và ở nước ngoài".

>>11 trò chơi có lợi nhuận "khủng" nhất lịch sử

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tencent kiểm soát 50% thị trường video game ở Trung Quốc thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO