Sửa chữa cỗ máy tư bản

LAM HỒNG| 10/10/2012 00:32

Kinh tế Mỹ theo đúng nghĩa tạo dựng từ sự tự do tuyệt đối của nền kinh tế năng động đã không còn tồn tại.

Sửa chữa cỗ máy tư bản

Kinh tế Mỹ theo đúng nghĩa tạo dựng từ sự tự do tuyệt đối của nền kinh tế năng động đã không còn tồn tại.

Đọc E-paper

>>Bầu cử Mỹ: Cuộc chạy đua của các tập đoàn

Obama hay Romney sẽ đưa kinh tế Mỹ về đúng quỹ đạo

Từ những năm 1950, Mỹ chính thức giữ ngôi bá chủ kinh tế thế giới. Cỗ máy kinh tế hoàn hảo biến nước Mỹ trở thành “Giấc mơ Mỹ” và áp đặt nhiều giá trị có tính toàn cầu trong nhiều lĩnh vực.

Nhưng cỗ máy tăng trưởng này lại gặp phải vấn đề lớn nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài từ năm 2008 đến nay và ngập ngụa trong đống nợ 15.000 tỷ USD. Theo bài phân tích mới đây của nhóm học giả Đại học Harvard trên tờ The Economist, “cuộc khủng hoảng là cơ hội để nhận ra rằng hóa ra cỗ máy kinh tế Mỹ đã hư hỏng từ trước đó một thập kỷ”.

Mỹ từng tự hào thị t rường vốn dành cho đầu tư nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, niềm tự hào này đã “đi xuống thảm hại” như Robert Litan và Carl Schramm mô tả trong một cuốn sách mới mang tên “Chủ nghĩa tư bản tốt hơn”.

Các nhà đầu tư mạo hiểm cắt giảm đầu tư bởi vì có đến 90% doanh nghiệp kinh doanh đình đốn. Số doanh nghiệp niêm yết giảm từ con số 547 những năm 1990 xuống còn 192 hiện nay.

Nếu biết rằng những công ty có tuổi đời 5 năm có thể cung cấp gần 40 triệu việc làm cho nền kinh tế Mỹ vào giữa năm 1980, thì mới thấy sự suy giảm số lượng doanh nghiệp mới là một áp lực vô cùng nặng nề và ảm đạm cho thị trường lao động Mỹ.

Mỹ cũng từng là một trong những quốc gia có chính sách nhập cư cởi mở nhất thế giới dành cho doanh nhân. 18% trong danh sách Fortune 500 năm 2010 đđều do người nhập cư sáng lập (trong đó có các thương hiệu lớn như AT&T, DuPont, eBay, Google, Kraft, Heinz và Procter & Gamble).

Nếu tính cả thế hệ con em của những người nhập cư thì con số này là 40%. Tuy nhiên, chính sách nhập cư của Mỹ đã thắt chặt đáng kể trong thập kỷ qua, trong khi đó, cùng thời điểm, những quốc gia khác lại trải thảm đỏ thu hút lao động tay nghề cao.

Nước Mỹ từng tự hào có những trường đại học thân thiện với môi trường kinh doanh. Một phần năm người Mỹ khởi nghiệp có liên quan đến các trường đại học, và các trường đại học lớn như Stanford và MIT là cái nôi của hàng ngàn doanh nghiệp khởi nghiệp hằng năm.

Tuy nhiên, niềm tự hào này cũng bị phai nhòa trong nhiều năm qua. Chi tiêu liên quan đến nghiên cứu trong lĩnh vực y tế tăng từ 20 tỷ USD năm 1993 lên 30 tỷ USD năm 2008, nhưng số lượng các loại thuốc mới phát minh giảm từ 50 năm 1996 còn 15 trong năm 2008.

Sự quan liêu tại các trường đại học công nghệ cản trở việc thương mại hóa những phát minh, sáng kiến. Tuổi trung bình của các nhà nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia là 50 và còn đang cao hơn.

Ngay khi Enron sụp đổ, tiếp đến là khủng hoảng nợ của Lehman Brothers, các nhà kinh tế đã đặt câu hỏi về sự trục trặc có tính hệ thống của chủ nghĩa tư bản mà kinh tế Mỹ là tiêu biểu nhất.

Ngày 26/12/1992, một năm sau khi Liên Xô sụp đổ và nước Nga chuyển sang mô hình chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ, tờ Economist đã có bài viết cho rằng cả thế giới đã thống nhất không có mô hình nào có thể thay thế chủ nghĩa tư bản dựa trên thị trường tự do.

Nhưng giờ đây, chủ nghĩa tư bản tự do ở Anh và Mỹ đang chao đảo với các cuộc khủng hoảng từ sâu trong nội tại gây ra bởi các nhà tài phiệt không được quản lý chặt chẽ. Giờ đây, mô hình này đang đối mặt với nguy cơ bị thay thế bởi một mô hình khác đầy tiềm năng: chủ nghĩa tư bản nhà nước.

100% GDP

Số nợ của nước Mỹ hiện nay vượt quá 100% GDP, kéo theo ba đợt “sóng thần” của khủng hoảng tài chính đang ập đến. Trước mắt là 5% GDP sẽ xảy ra sau ngày 1 tháng 1 khi sắc lệnh cắt giảm thuế của Tổng thống Bush hết hạn và cắt giảm chi tiêu được kích hoạt. Thứ hai là mức thâm hụt đang ở mức 1 ngàn tỷ USD trong năm cho năm thứ tư liên tiếp. Thứ ba là số nợ mà chính phủ Mỹ phải chi trả cho các quỹ an sinh xã hội, chăm sóc y tế, hưu trí liên bang đã lên tới 104.000 tỷ USD, tức mỗi gia đình phải gánh tới 886.000 USD tiền nợ.

Đây là mô hình đang rất thành công ở Trung Quốc và ở các tập đoàn hùng mạnh như Gazprom của Nga, China Mobile của Trung Quốc, DP World của Dubai hay Emirates Airline của UAE. Theo Businessweek mới đây, ở các nền kinh tế đang phát triển, chủ nghĩa tư bản nhà nước - mô hình trong đó nhà nước sở hữu hoặc đóng vai trò chủ đạo trong các doanh nghiệp - đang dần thay thế chủ nghĩa tư bản thị trường tự do.

Mark Blyth là giáo sư về kinh tế chính trị quốc tế tại Trường Đại học Brown, là tác giả của cuốn Những chuyển đổi vĩ đại: Các ý tưởng kinh tế và thay đổi chính trị trong thế kỷ XX. Theo ông, chủ nghĩa tư bản Mỹ nổi lên từ cuộc khủng hoảng này sẽ có nhiều điểm khác biệt với chủ nghĩa tư bản được tài chính hóa cao độ, hướng tới tiêu dùng và mất cân bằng cán cân thương mại mà chúng ta đã xây dựng trong hai thập kỷ qua. Nó đã thay đổi đến mức mà Phố Wall theo đúng nghĩa của nó không còn tồn tại nữa.

Chủ nghĩa tư bản Mỹ đang gặp phải những vấn đề tương tự như châu Âu già cỗi đang gặp phải. Có thể làm gì để đảo ngược xu hướng này? Có lẽ nước Mỹ đã nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Đương kim Tổng thống Barack Obama và đối thủ Đảng Cộng hỏa Mitt Romney đã tranh cãi gay gắt về chương trình kinh tế trong màn tranh luận đầu tiên trong mùa bầu cử tổng thống năm nay. Và những tranh cải nảy lại một lần nữa cho thấy, “Giấc mơ Mỹ” theo đúng nghĩa của nó không còn tồn tại nữa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sửa chữa cỗ máy tư bản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO