Philippines: Hết siêu bão lại đến động đất mạnh

Nguồn VOVNews| 05/10/2009 06:18

Một trận động đất mạnh 6,5 độ richter xảy ra tại miền nam Philippines lúc 18g58 (giờ địa phương) tối 4/10 với tâm chấn cách thành phố Cotabato 57 dặm về phía Tây Nam.

Philippines: Hết siêu bão lại đến động đất mạnh

Một trận động đất mạnh 6,5 độ richter xảy ra tại miền nam Philippines lúc 18h58 (giờ địa phương) tối 4/10 với tâm chấn cách thành phố Cotabato 57 dặm về phía Tây Nam.

Người dân Philippines đang phải vật lộn với thiên tai (Ảnh: Telegraph)

Chưa có thông báo về thiệt hại về người và của sau trận động đất. Theo Cơ quan địa chất của Mỹ, không có cảnh báo sóng thần sau động đất.

Trong tuần qua, Phlippines liên tục hứng chịu các trận bão lớn là Kesna và Parma này làm hàng trăm người thiệt mạng. Hiện nhiều vùng ở miền Bắc Philippines vẫn trong tình trạng mất điện và mất liên lạc với bên ngoài do ảnh hưởng của bão Parma. Gần 170.000 người đã phải sơ tán.

Philippines: 16 người chết vì bão Parma

Cảnh sát Philippines cho biết, số người thiệt mạng do lở đất sau khi bão Parma đổ bộ vào miền Bắc nước này đã lên tới 16 người, phá huỷ 1 con đường ở phía bắc nước này.

Cơn bão này đổ bộ vào Philippines chỉ 8 ngày sau khi cơn bão Ketsana gây ra lũ lụt nặng nề nhất trong 40 năm qua, khiến gần 288 người thiệt mạng và 3 triệu ngôi nhà bị phá huỷ. Hàng chục nghìn người phải sơ tán đến các khu vực cao hơn ngay sau khi cơn bão Pama đổ bộ.

Hệ thống đường điện, đường dây điện thoại và Internet ở khu vực phía Bắc Philippines bị hư hại nặng khiến việc báo cáo thiệt hại gặp khó khăn.

Người dân Philippines đang gặp rất nhiều khó khăn vì bão dữ

Bão Parma là một trong nhiều thảm hoạ thiên nhiên diễn ra liên tiếp trong tuần qua ở khu vực châu Á Thái Bình Dương: Động đất ở Indonesia, động đất và sóng thần ở Samoa, cơn bão nhiệt đới Ketsana. Một cơn bão khác có tên là Melor cũng đang hình thành ngoài khơi phía Đông Philippines.

** Trong khi đó, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương: Hồi 7 giờ ngày 4/10, vị trí tâm bão Parma ở vào khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 120,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc đảo Lu Dông (Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão Parma di chuyển theo hướng giữa Bắc Tây Bắc và Tây Bắc và có khả năng mạnh thêm. Đến 7 giờ ngày 5/10, vị trí tâm bão vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc, 119,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 860 km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 100 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km.

Trong khoảng 24 đế 48 giờ tiếp theo, bão Parma di chuyển chậm theo hướng giữa Tây và Tây Tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 5 km. Đến 7 giờ ngày 6/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc, 119,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 780 km về phía Đông Đông Bắc.

Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão Parma di chuyển theo hướng giữa Tây nam và Nam Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10 km. Đến 7 giờ ngày 7/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc, 118,4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 680 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 100 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông Bắc biển Đông có gió mạnh cấp 9, cấp 10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Biển động dữ dội.

Do tác động của các yếu tố môi trường quanh bão, đặc biệt là tương tác với siêu bão Melor đang hoạt động ở vùng biển ngoài khơi phía Đông Philippines nên diễn biến của bão Parma còn có thể thay đổi khác với nhận định trên.

Nhiều nước vật lộn với động đất, bão lụt


Hôm 4/10, hai trận động đất mạnh 6,3 và 6,1 độ richter xảy ra ở Indonessia và Đài Loan (Trung Quốc). Như vậy, trong gần một tuần qua, tại khu vực châu Á xảy ra liên tiếp 5 trận động đất với cường độ từ 6 độ richter trở lên.

Trước đó, sáng cùng ngày, một trận động đất mạnh 6,3 độ richter đã làm rung chuyển Đài Loan (Trung Quốc). Nha Khí tượng Đài Loan cho biết động đất xảy ra ở ngoài khơi cách thành phố Hoa Liên 23 km về phía Đông với tâm chấn nằm ở độ sâu 15 km. Tuy nhiên, không có cảnh báo về sóng thần.

Hai em bé Indonesia ngồi thơ thẩn trước ngôi nhà bị sập do động đất (Ảnh:Xinhua)

Còn rạng sáng ngày 30/9, trận động đất 8,3 độ richter ngoài khơi Samoa và đảo Samoa thuộc Mỹ đã gây ra sóng thần làm hàng chục người thiệt mạng, nhà cửa làng mạc bị tàn phá. Ngày 2/10, ở vùng biển ngoài khơi Tongga và quần đảo Samoa tiếp tục có động đất mạnh 6,3 độ richter.

Những vụ động đất liên tục ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể là những dấu hiệu cho thấy tiếp tục có những biến động về địa chất dưới đáy biển Thái Bình Dương. Những nỗ lực cứu hộ cho nạn nhân động đất ở Indonesia đang được đẩy mạnh nhưng đang gặp nhiều khó khăn bởi thời tiết xấu, các đống đổ nát khiến lực lượng cứu hộ không tiếp cận được mục tiêu.

Còn tại Philippines, số người thiệt mạng do lở đất sau khi bão Parma đổ bộ vào miền Bắc nước này đã lên tới 16 người. Cơn bão này đổ bộ vào Philippines chỉ 8 ngày sau khi cơn bão Ketsana gây ra lũ lụt nặng nề nhất trong 40 năm qua, khiến gần 288 người thiệt mạng và 3 triệu ngôi nhà bị phá huỷ. Bộ trưởng Nông nghiệp nước này cho biết, Philippines có thể sẽ phải nhập khẩu thêm lương thực nhằm đáp ứng nhu cầu trong nửa đầu năm 2010.

Thành phố Messina, bắc Sicily, Italy bị lở đất, nước lũ quét qua

Trong khi đó, số người thiệt mạng trong vụ lở đất gây mưa lớn ở vùng Sicily, miền Nam Italy ngày (2/10) tăng lên 21 người và có 80 người khác bị thương. Một nạn nhân sống sót sau vụ lở đất này nói: “Chúng tôi đã mất hết mọi thứ, mất cửa hàng, nhưng thật may mắn là chúng tôi đã sống sót. Giờ đây chúng tôi đang cố cứu vãn những gì có thể. Tiếp đó chúng tôi sẽ bắt đầu lại”.

Thủ tướng Italy Berlusconi lo ngại rằng, số người thiệt mạng có thể còn tăng gấp đôi, lên khoảng 50 người, vì hiện còn 30 người thuộc diện mất tích. Các nhân viên cứu hộ đang tiếp tục tìm kiếm những người còn sống sót dưới lớp bùn đất và những đống đổ nát, nhưng niềm hy vọng đang cạn dần cùng với thời gian.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Philippines: Hết siêu bão lại đến động đất mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO