Những nữ khoa học gia đã thay đổi cả thế giới

THANH HÒA (theo CNN)| 10/12/2015 02:25

Đó là những người phụ nữ tuyệt vời đã vươn tới thành công trong các lĩnh vực mà nam giới luôn chiếm ưu thế.

Những nữ khoa học gia đã thay đổi cả thế giới

Đó là những người phụ nữ tuyệt vời đã vươn tới thành công trong các lĩnh vực mà nam giới luôn chiếm ưu thế. Thế nhưng, theo Rachel Swaby - tác giả cuốn “Headstrong: 52 Women who Changed Science-and the World”, những người phụ nữ góp sức vào sự nghiệp phát triển khoa học, y học và công nghệ chưa bao giờ nhận được sự công nhận xứng đáng.

Hãy cùng tìm hiểu về những phụ nữ tiên phong này.

Sallay Ride (1951-2012) – Sally Ride là nữ phi hành gia đầu tiên của Mỹ được đưa vào vũ trụ.

Những nữ khoa học gia đã thay đổi cả thế giới doanhnhansaigon

Viginia Apgar (1909-1974)

Những nữ khoa học gia đã thay đổi cả thế giới doanhnhansaigon
Nữ bác sĩ gây mê Virginia Apgar đã phát minh ra Chỉ số APGAR (Appearance – Màu da, Pulse – Nhịp tim, Grimace – Phản xạ kích thích, Activity – Cử động, Respiration – Hô hấp), một phương pháp chuyên dụng dùng để đánh giá tình trạng sức khoẻ của trẻ sơ sinh ngay sau sinh.

Tiến sĩ Jane Cooke Wright (1919-2013)
Những nữ khoa học gia đã thay đổi cả thế giới doanhnhansaigon
Nữ bác sĩ này trở thành giám đốc của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư tại Bệnh viện Harlem vào năm 33 tuổi. Wright nghiên cứu hóa trị trên các mẫu tế bào con người thay vì tế bào của chuột thí nghiệm, và đã phát minh ra phương pháp hoá trị qua ống thông.

Rita Levi-Montalcini (1909-2012)
Những nữ khoa học gia đã thay đổi cả thế giới doanhnhansaigon
Levi-Montalcini đã xây dựng một phòng thí nghiệm bí mật dưới tầng hầm tại Ý vào giữa Thế chiến thứ II để phục vụ cho việc nghiên cứu tế bào thần kinh sử dụng phôi gà. Bà cùng cộng sự của mình, Stanley Cohen, đã được trao giải Nobel Sinh lý học và Y học vào năm 1968.

Augusta Ada, phu nhân Bá tước Lovelace (1815-1852)
Những nữ khoa học gia đã thay đổi cả thế giới doanhnhansaigon
Phương pháp điều khiển một chiếc máy phân tích để cho ra dữ liệu dạng số của bà đã tạo ra cái được cho là chương trình vi tính đầu tiên của thế giới. Ngôn ngữ vi tính ADA được đặt theo tên của nhà toán học thuộc thế kỷ XIX này.

Tiến sĩ Chien-Shiung Wu (1912-1997)
Những nữ khoa học gia đã thay đổi cả thế giới doanhnhansaigon
Là một nhà vật lý học, Wu là người đầu tiên được trao Giải Wolf Vật lý. Bà từng nằm trong nhóm các nhà khoa học thực hiện Dự án Manhattan. Bà tham gia vào việc tách đồng vị Uranium U-235 và U-238 bằng phương pháp khuếch tán khí. Bà cũng góp công vào nỗ lực chứng minh giả thiết về Định luật Bảo toàn tính chẵn lẻ là không hợp lệ.

Amalie “Emmy” Noether (1882-1935)
Những nữ khoa học gia đã thay đổi cả thế giới doanhnhansaigon
Là một nhà toán học người Đức, Noether là nhà đồng sáng lập nên toán đại số trừu tượng mặc cho sự phân biệt về giới tính, cân nặng, và nguồn gốc Do Thái của bà. Einstein miêu tả bà là “thiên tài toán học vĩ đại nhất từ trước đến giờ kể từ khi nền giáo dục dành cho phụ nữ bắt đầu”.

Hedy Lamarr (1913-2000)
Những nữ khoa học gia đã thay đổi cả thế giới doanhnhansaigon
Sinh ra ở Áo với tên khai sinh là Hedwig Kiesler, Lamarr đã là một nữ diễn viên nổi tiếng khi cô phát minh ra công nghệ liên lạc với đặc tính nhảy tần số, ngăn chặn sự gây nhiễu từ kẻ thù, phục vụ cho việc vận chuyển ngư lôi của phe Đồng minh trong Thế chiến thứ II. Công nghệ này được sử dụng rộng rãi hơn 3 thập kỷ sau cho hệ thống đăng ký tiền mặt không dây và các máy đọc mã vạch.

Ruth Benerito (1916-2013)
Những nữ khoa học gia đã thay đổi cả thế giới doanhnhansaigon
Nhà hoá học sinh ra ở New Orleans này giới thiệu phương pháp làm nên loại vải cotton bền và không nhăn, giúp cho ngành công nghiệp cotton tránh được sự cạnh tranh mà polyester và một số loại vải tổng hợp khác đem lại.

Lynn Margulis (1938-2011)
Những nữ khoa học gia đã thay đổi cả thế giới doanhnhansaigon
Nhà sinh vật học người Mỹ này là tác giả một bài nghiên cứu dựa trên ý tưởng của bà về việc các tế bào kết hợp với nhau tạo nên mối quan hệ cộng sinh, chứ không phải là sự cạnh tranh như nhiều người vẫn nghĩ trước đây. Bài nghiên cứu đã bị từ chối 15 lần trước khi được cho xuất bản.

Tiến sĩ Barbara McClintock (1902 – 1992)
Những nữ khoa học gia đã thay đổi cả thế giới doanhnhansaigon
Là một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực nghiên cứu gen, McClintock sử dụng bắp để tìm hiểu về sự chuyển vị: ý tưởng cho rằng gen điều khiển sự hoạt động các tính chất vật lý. Không được công nhận trong nhiều năm nhưng cuối cùng bà đã được trao giải Nobel Y học vào năm 81 tuổi.

Elsie Widdowson (1908 - 2000)
Những nữ khoa học gia đã thay đổi cả thế giới doanhnhansaigon
Vào năm 1934, Widdowson đã khám phá ra rằng chất sắt được hấp thụ qua da thay vì được bài tiết ra ngoài. Nhà hoá học và chuyên gia dinh dưỡng người Anh này đã cho xuất bản cuốn “Các thành phần hoá học trong thức ăn”, với kỷ lục 15.000 giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm, vào năm 1940 cùng với cộng sự là Robert McCance. Bà cũng nghiên cứu về các ảnh hưởng của chất lỏng cũng như muối đối với cơ thể và thận, và làm ra một loại bánh mì giúp người ăn chống chọi với nạn suy dinh dưỡng trong Thế chiến thứ II.

Tiến sĩ Alice Hamilton (1869-1970)
Những nữ khoa học gia đã thay đổi cả thế giới doanhnhansaigon
Sinh ra ở Fort Wayne, Indiana, Hamilton là người tiên phong trong lĩnh vực chất độc học. Bà nghiên cứa về ảnh hưởng của sự ngộ độc chì đối với các công nhân nhà máy, phân lập một dịch sốt thương hàn năm 1922, và sử dụng chuyên môn của mình trong quá trình theo dấu nạn buôn ma tuý cho trẻ em ở Chicago trong những năm 1920. Hamilton là giảng viên nữ đầu tiên tại Đại học Y Harvard.

Alice Catherine Evans (1881- 1975)
Những nữ khoa học gia đã thay đổi cả thế giới doanhnhansaigon
Evans nghiên cứu về 2 chủng vi khuẩn đã gây ra nạn dịch làm tổn hại trầm trọng đến sức khoẻ của gia súc. Trước nghiên cứu của bà, 2 chủng vi khuẩn này được cho là hoàn toàn phân biệt. Evans đã khám phá ra rằng những vi khuẩn nói trên, Bacillus abortus và Micrococcus melitensis, không những liên quan mật thiết đến nhau mà còn có khả năng gây ảnh hưởng đến con người. Hiện nay, 2 chủng vi khuẩn này đã được gọi chung bằng một tên là Brucellosis.

Grace Murray Hopper (1906-1992)
Những nữ khoa học gia đã thay đổi cả thế giới doanhnhansaigon
Hopper là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “bọ vi tính” sau khi tìm thấy một con nhộng bên trong máy tính của mình. Hopper gia nhập vào Hải quân Trừ bị Hoa Kỳ với tư cách là một nhà toán học mặc dù không đáp ứng đủ điều kiện về thể chất và sức khoẻ. Bà là người viết cuốn sách hướng dẫn sử dụng dài 561 trang cho Mark 1, một chiếc máy vi tính dài hơn 15 mét và nặng 5 tấn. Hopper cũng là người thiết kế phần mềm biên dịch đầu tiên được biết đến với cái tên A-O dùng để đơn giản hoá mã nhị phân.

Mary Cartwright (1900-1998)
Những nữ khoa học gia đã thay đổi cả thế giới doanhnhansaigon
Được thấy trong hình trên cùng nhà toán học Charles Pugh, Cartwright kết hợp các công thức trước đó để giải mã các tần số vô tuyến rải rác. Bà cũng tìm hiểu về lý thuyết hỗn loạn, một lĩnh vực toán học nghiên cứu hành vi của các hệ thống động lực hết sức nhạy cảm với những khác biệt nhỏ trong điều kiện ban đầu.

>9 nữ doanh nhân thành đạt tại các nước trọng nam

>Mạnh mẽ như nữ doanh nhân miền Nam Hoa Kỳ

>Những anh thư của thương trường

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Những nữ khoa học gia đã thay đổi cả thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO