Những hệ lụy với các nước đang phát triển

02/03/2010 00:24

Đây là chủ đề tham luận của TS. Harsha Singh - Phó Tổng giám đốc WTO trình bày tại cuộc Tọa đàm do Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội tổ chức sáng 26/2.

Những hệ lụy với các nước đang phát triển

Đây là chủ đề tham luận của TS. Harsha Singh - Phó Tổng giám đốc WTO trình bày trước đông đảo các nhà khoa học, nghiên cứu, chuyên gia kinh tế và thương mại trong nước và sinh viên tại cuộc Tọa đàm do Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội tổ chức sáng 26/2.

TS. Harsha Singh - Phó Tổng giám đốc WTO

Tham dự và phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, Tổng thư ký Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế - Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú -cho biết: “Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã giúp Việt Nam nhận ra giá trị to lớn của hội nhập kinh tế và đã bình tĩnh đối phó tương đối tốt với những tác động tiêu cực để vượt qua thách thức to lớn này.

Nhờ việc tham gia WTO, Việt Nam nhận thức tốt hơn về những cơ hội trong quá trình hội nhập, đồng thời cũng thấy được những yếu điểm của nền kinh tế, đó là những điều mà không qua thử thách của hội nhập, chúng ta không thể biết được.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đặt ra nhiều thách thức mới mà Việt Nam chưa có kinh nghiệm để giải quyết. Do đó, ngoài việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức của các chuyên gia WTO”.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, để thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn, ban hành nhiều luật và các văn bản dưới luật để thực hiện các cam kết đa phương, mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ trong nước nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập…

Trao đổi bên lề cuộc tọa đàm, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định: “Bài thuyết trình của TS. Harsha Singh đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hệ thống thương mại toàn cầu, những vấn đề cốt yếu của thế giới hiện nay cần phải được giải quyết, vai trò của các nước đang phát triển trong việc giải quyết tác động của khủng hoảng và tầm quan trọng của việc tiếp tục duy trì chính sách tự do hoá thương mại, gắn liền với việc điều tiết hợp lý chính sách trong nước”. 

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này, TS. Harsha Singh đã trao tài trợ “WTO Chairs Programme” (WCP) cho nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.

WCP là chương trình do Ban thư ký WTO thực hiện trong khuôn khổ hỗ trợ của tổ chức này cho các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và liên kết tại các trường đại học ở các nước đang phát triển. Nhóm nghiên cứu do TS. Vũ Quốc Huy, Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đứng đầu.

Đây là 1 trong 14 đề xuất được chọn sau một quá trình lựa chọn mang tính cạnh tranh cao trong tổng số 70 đề xuất nghiên cứu mà Hội đồng tư vấn WCP đã nhận được. Khi lựa chọn, Ban cố vấn WCP xem xét một số tiêu chí trong đó bao gồm: khả năng liên kết, tính mới mẻ, khả năng nâng cao năng lực của các học giả trẻ, tính xây dựng và bền vững, cơ hội liên kết với các tổ chức khác, và hiệu quả sử dụng nguồn lực.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Những hệ lụy với các nước đang phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO