Năm kỷ lục của M&A

HÀ CÚC| 25/12/2015 06:53

Năm 2015 trở thành năm kỷ lục của hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A). Theo số liệu mới được Dealogic công bố, tổng giá trị các thương vụ M&A được thông báo kể từ đầu năm đến nay đã lên đến 4.304 tỷ USD (kỷ lục 2007 là 4.296 tỷ USD).

Năm kỷ lục của M&A

Năm 2015 trở thành năm kỷ lục của hoạt động mua lại và sáp nhập (M&A). Theo số liệu mới được Dealogic công bố, tổng giá trị các thương vụ M&A được thông báo kể từ đầu năm đến nay đã lên đến 4.304 tỷ USD (kỷ lục 2007 là 4.296 tỷ USD).

Đọc E-paper

Trong năm 2015 có 9 thương vụ có giá trị từ 50 tỷ USD trở lên và 58 thương vụ có giá trị từ 10 tỷ USD trở lên. Đáng chú ý là thương vụ Royal Dutch Shell mua lại BG Group, hứa hẹn trở thành thỏa thuận dầu khí xuyên biên giới lớn nhất trong lịch sử với giá trị khoảng 72 tỷ USD. Thỏa thuận Hutchison Whampoa với Cheung Kong Holdings hình thành công ty viễn thông lớn nhất trong lịch sử...

Theo xu hướng này, các thương vụ M&A còn tiếp tục diễn ra ở quy mô lớn. Các công ty tài chính như Goldman Sachs, JPMorgan, Morgan Stanley và Bank of America Merrill Lynch cho biết đã tư vấn cho các thương vụ M&A trị giá 1 ngàn tỷ USD, đánh dấu đỉnh cao mới nhất trong thị trường M&A.

Giá trị M&A toàn cầu tăng vọt trong năm nay có phần đóng góp quan trọng của các thương vụ giữa công ty thực phẩm và đồ uống Mỹ Kraft Foods Group và H.J. Heinz Co. (trị giá 54,7 tỷ USD), giữa hãng dược phẩm AbbVie với Pharmacyclics (19,9 tỷ USD), và giữa Post Holdings Co. (Nhật Bản) với Toll Holdings (Úc) trong thương vụ trị giá 6,02 tỷ USD. Ở Mỹ, giá trị các vụ M&A lên cao nhất vào tháng 9 và hiện đang ở trên mức 2.000 tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử.

Trong đó, y tế và công nghệ là hai ngành đứng đầu về giá trị M&A. M&A cổ phần giữa các công ty Nhật Bản hay với doanh nghiệp nước ngoài cũng đạt mức cao kỷ lục, với giá trị đạt 36,9 tỷ USD, trong bối cảnh lãi suất cho vay được duy trì ở mức thấp.Vụ M&A lớn nhất trong ngành y tế đã được thông báo vào tháng 11 vừa qua, khi hãng dược Pfizer bỏ ra gần 160 tỷ USD để mua lại Allergan.

Năm nay cũng chứng kiến thương vụ lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ khi Dell chốt lại thương vụ mua EMC với giá 67 tỷ USD. Ngoài ra còn có thương vụ trị giá 108 tỷ USD giữa hai hãng bia khổng lồ AB InBev và SABMiller...

Theo Wall Street Journal, M&A sôi động là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thế giới đang vững vàng hơn. Các hoạt động sáp nhập và mua bán cổ phần diễn ra mạnh mẽ nhờ việc dễ dàng huy động được nguồn vốn hơn khi lãi suất cho vay trên toàn cầu thấp, trong lúc giới đầu tư và các cổ đông kỳ vọng và hối thúc các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn sẵn có trong tay.

Deloitte đã tính toán rằng các công ty chia tiền mặt cho các cổ đông lên đến 1,5 ngàn tỷ - 1,9 ngàn tỷ USD. Trong khi đó, giới lãnh đạo doanh nghiệp đã hứa sẽ tạo thêm giá trị trong năm nay tương đương với GDP của Canada hay Brazil hoặc hơn 205 USD cho mỗi người trên thế giới.

Tuy nhiên, một số chuyên gia trong ngành đã lên tiếng cảnh báo tốc độ M&A như hiện nay là không bền vững. Điển hình như vụ Pfizer mua lại Allergan có dấu hiệu "trốn thuế”. Do đó, trong bối cảnh các nhà làm luật ở Washington đang tìm cách ngăn chặn trốn thuế qua M&A, các chuyên gia dự báo không sớm thì muộn hoạt động này sẽ lắng xuống.

Thêm vào đó, sau nhiều năm liên tục M&A, hai ngành hấp dẫn là bia và công nghệ sẽ không còn nhiều cơ hội bùng nổ với quy mô lớn như hiện tại. Đồng thời, không có bất kỳ điều gì đảm bảo chắc chắn tất cả các thương vụ đã công bố sẽ sớm được tiến hành.

>6 cạm bẫy M&A

>Thị trường BĐS: Tiềm ẩn những thương vụ M&A

>9 điều khoản quan trọng trong hợp đồng M&A

>“M&A không phải là thâu tóm"

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Năm kỷ lục của M&A
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO