Myanmar: Mỏ vàng đã lộ thiên

HÀ CÚC| 14/06/2013 08:55

Mỏ vàng cuối cùng của châu Á” đã lộ thiên với việc mở cửa thị trường dầu khí và năng lượng đầy tiềm năng.

Myanmar: Mỏ vàng đã lộ thiên

“Mỏ vàng cuối cùng của châu Á” đã lộ thiên với việc mở cửa thị trường dầu khí và năng lượng đầy tiềm năng.

Đọc E-paper

>>Vào Myanmar: Chưa vội được đâu!
>>
Kinh tế Myanmar sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2030
>>
Myanmar - Ẩn chứa nhiều rủi ro
>>
Thái Lan có thể mất vị trí trung tâm vào tay Myanmar
>>
Myanmar, “sàn đấu” mới của Coca-Cola và Pepsi
>>
Gần Myanmar, Nhật sẽ xa ta
>>
Thị trường Myanmar: Cơ hội đang đến nhanh

Không phải vô cớ mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á được tổ chức ở Naypyidaw, thủ đô mới của Myanmar.

Dự kiến lĩnh vực năng lượng và khai thác dầu khí của Myanmar sẽ đạt 21,7 tỷ USD vào năm 2030 từ mức 8 tỷ USD trong năm 2010 (McKinsey).

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các vị bộ trưởng của nhiều chính phủ trên thế giới đang tụ họp để bàn về những đề tài như đầu tư nước ngoài, công cuộc phát triển và thương mại của khu vực Đông Á. Nhưng đặc biệt hơn cả là chủ đề Myanmar đang trở thành điểm đầu tư hấp dẫn nhất tại châu Á hiện nay.

Myanmar bắt đầu mở cửa cuối năm ngoái khi Đại tướng Than Shwe trao quyền cho chính phủ dân sự và có bước tiến mới khi nhà lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi thắng cử vào quốc hội. Điều này khiến Washington sẵn sàng xóa các lệnh trừng phạt, gồm cả lệnh cấm đầu tư Mỹ vào Myanmar.

Trước khi diễn đàn được diễn ra, hãng nước ngọt Mỹ Coca - Cola chính thức công bố khoản đầu tư 200 triệu USD tại Myanmar sau hơn 60 năm vắng mặt tại quốc gia này. Coca-Cola đã thành lập liên doanh với một công ty địa phương và dự kiến tạo ra khoảng 22.000 việc làm cho người Myanmar sau 5 năm.

Có lẽ 60 triệu người tiêu dùng Myanmar sau nửa thể kỷ nghèo đói đang khao khát Coca-Cola và cả điện thoại di động, xe hơi mới. Còn các nhà đầu tư nước ngoài đang khao khát nguồn tài nguyên giàu có còn hoang sơ của Myanmar.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế Myanmar năm tài chính này có thể đạt 6,75% nhờ doanh thu từ khí đốt thiên nhiên và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Trong một báo cáo gần đây, McKinsey Global ước tính năng lượng và các ngành công nghiệp, nông nghiệp của Myanmar cần khoản đầu tư 320 tỷ USD để đạt 8% tăng trưởng hằng năm đến năm 2030.

Để bù đắp khoản đầu tư khổng lồ này, Myanmar đang mở cửa thị trường dầu khí. Theo đánh giá của Công ty Dầu khí BP (Anh), “mỏ vàng còn sót lại” của châu Á này có 7,8 ngàn tỷ mét khối trữ lượng khí tự nhiên, trị giá khoảng 75 tỷ USD.

Tháng 4 vừa rồi, Chính phủ Myanmar bắt đầu đấu giá cho 30 khối khí và dầu ngoài khơi. Các hãng dầu lớn nhất thế giới như Exxon Mobil, Total và Eni đang chạy đua để bỏ thầu, kèm theo đó là danh sách gần 60 công ty năng lượng toàn cầu đang chào mới những hợp tác hấp dẫn cho Công ty Oil & Gas của Myanmar trong việc khai thác nhiên liệu trong và ngoài nước.

Úc là nước dẫn đầu trong việc xâm nhập vào thị trường Myanmar. Ấn Độ cũng đẩy nhanh tốc độ hợp tác với Myanmar thông qua chuyến thăm nhằm lên kế hoạch cho hiệp ước song phương giữa hai nước của Thủ tướng Manmohan Singh.

Jubilant Energy, công ty năng lượng có trụ sở đặt tại Ấn Độ hiện đang nắm giữ lượng cổ phần lớn tại một khối khai thác dầu mỏ và khí gas tại Myanmar.

PTT Exploration & Production, công ty năng lượng đến từ Thái Lan, đã thành công trong thương vụ mua lại 90% cổ phần của dự án khai thác dầu khí tại trung tâm Myanmar ngoài 5 dự án thăm dò và sản xuất đang được triển khai.

Ngoài ra, các công ty Trung Quốc cũng đang thăm dò và khai thác hydrocarbons tại nhiều dự án trên khắp đất nước Myanmar.

Myanmar xuất khẩu dầu từ giữa thế kỷ XIX và hiện nay có 16 công ty năng lượng đa quốc làm việc trên 17 lô thăm dò trên đất liền và 15 khám phá hoặc sản xuất trong 20 khu vực ngoài khơi.

Theo báo cáo của McKinsey, mặc dù nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế nền kinh tế, sự đóng góp của năng lượng và khai thác mỏ với tổng sản phẩm của Myanmar được dự báo sẽ tăng 21,7 tỷ USD vào năm 2030, từ 8 tỷ USD trong năm 2010.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Myanmar: Mỏ vàng đã lộ thiên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO