Lạm phát thúc đẩy cách mạng giáo dục đại học

THỤY KHA| 11/07/2014 07:01

Một cuộc khủng hoảng về học phí, thị trường lao động thay đổi và công nghệ giáo dục trực tuyến hứa hẹn thay đổi toàn diện mô hình đại học trên thế giới.

Lạm phát thúc đẩy cách mạng giáo dục đại học

Một cuộc khủng hoảng về học phí, thị trường lao động thay đổi và công nghệ giáo dục trực tuyến hứa hẹn thay đổi toàn diện mô hình đại học trên thế giới.

Đọc E-paper

Theo The Economist, khoảng 3,5 triệu người Mỹ và 5 triệu người châu Âu sẽ tốt nghiệp vào mùa Hè này. Trong khi đó, các nước đang phát triển chứng kiến sự bùng nổ về số lượng các trường đại học, chỉ riêng Trung Quốc đã bổ sung gần 30 triệu trường đại học trong 20 năm qua.

Cuộc cách mạng trong giáo dục đại học đã bắt đầu nhờ ba động lực: chi phí gia tăng, thay đổi công nghệ và nhu cầu. Ba động lực này sẽ thay đổi mô hình hoạt động và kinh doanh của các trường đại học trên toàn thế giới. Chi phí giáo dục đại học tăng cao trong khi giá ô tô, máy tính và nhiều mặt hàng khác đã giảm đáng kể.

Chẳng hạn, trong hai thập kỷ qua, chi phí học đại học ở Mỹ đã tăng cao hơn 1,6% so với tốc độ lạm phát hằng năm. Khi học phí tăng, sinh viên ngày càng nợ nần, 47% sinh viên ở Mỹ và 28% ở Anh không hoàn thành khóa học do không trang trải nổi học phí. Ở Mỹ, tài trợ của chính phủ cho sinh viên giảm 27% từ năm 2007 và 2012, trong khi học phí trung bình, điều chỉnh theo lạm phát, tăng 20%. Ở Anh, gần như miễn học phí vào hai thập kỷ trước đây, nay có thể lên tới 15.000 USD/năm.

Động lực thứ hai là hướng thay đổi trên thị trường lao động. Theo một nghiên cứu từ Đại học Oxford, 47% các ngành nghề có nguy cơ bị tự động hóa trong vài thập kỷ tới. Do đó, con người sẽ cần phải học tập và tự đào tạo trong suốt cuộc đời trong một thị trường lao động cạnh tranh như vậy. Mô hình đại học cũng sẽ phải thay đổi theo nhu cầu đào tạo mới này.

Muốn vậy, nhà trường và sinh viên phải tìm tới giáo dục trực tuyến và đây chính là động lực thứ ba thay đổi diện mạo của giáo dục đại học trên toàn thế giới. Internet đang tạo nên sự bùng nổ của các "khóa học trực tuyến" (MOOC).

Trường Kinh doanh Harvard sẽ sớm cung cấp một khóa học trực tuyến "pre-MBA" với học phí 1.500USD, Starbucks đã chi trả cho nhân viên để tham gia các khóa học trực tuyến với Đại học Arizona. Trước đó, 17 trường đại học hàng đầu của Mỹ và các quốc gia khác đã bắt đầu cung cấp những khóa học trực tuyến miễn phí thông qua Công ty Giáo dục Trực tuyến Coursera, trong đó có cả các trường đại học nổi tiếng như Harvard và Massachusetts.

Hai trường đại học lớn tại Úc là New South Wales và Western Australia sẽ cung cấp các khóa học trực tuyến miễn phí cho mọi đối tượng trên thế giới từ năm 2014, trong khi nhiều cơ sở giáo dục khác cũng đang nghiên cứu áp dụng mô hình này.

Trong một báo cáo mới công bố, Hãng định mức tín nhiệm Moodys Investors Service cho biết, sự phát triển của học trực tuyến có thể giúp các trường đại học tham gia tạo ra doanh thu mới, tăng nhận thức thương hiệu và hoạt động hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, Moodys cũng cảnh báo rằng những khóa học này có thể làm tổn thương các công ty giáo dục hoạt động vì lợi nhuận và các trường đại học phi lợi nhuận có thi tuyển sẽ giảm lượng sinh viên. Dự báo, lao động trong lĩnh vực giáo dục đại học sẽ giảm gần 30% và hơn 700 tổ chức sẽ đóng cửa. Sự thay đổi mô hình hoạt động của các trường đại học mang lại nhiều lợi ích hơn là những tác động tiêu cực. Các khóa học trực tuyến cũng giúp các quốc gia đang phát triển thu hẹp khoảng cách về giáo dục với các nước phát triển.

>Đại học trực tuyến: Ngôi sao đang sáng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Lạm phát thúc đẩy cách mạng giáo dục đại học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO