Kỷ nguyên "chọc trời, xuyên mây"

HÀ CÚC (theo CNN)| 30/01/2016 00:59

Thế giới kiến trúc đang hướng đến khái niệm "magatall" cho những thách thức đưa các tòa tháp không chỉ siêu cao, mà còn siêu lớn trên những tầng mây.

Kỷ nguyên

Vào năm 1930, tháp Chrysler (cao hơn 300 mét) tại thành phố Manhattan, Mỹ, trở thành "tháp chọc trời" đầu tiên của thế giới.

Đọc E-paper

Từ đó, một chuẩn mực mới cho kiến trúc trên không đã được thiết lập, và trong suốt 80 năm tiếp theo, 49 tòa tháp khác được đưa vào danh sách "chọc trời" trên thế giới. Con số này đã tăng gấp đôi khi từ năm 2010 đến năm 2015, 50 tòa nhà chọc trời siêu cao được xây dựng.

Những tòa nhà đo mây đánh dấu sự phát triển đáng kinh ngạc của kiến trúc vào thời điểm bùng nổ kinh tế ở cả Trung Đông và châu Á. Các chính phủ, các ông chủ giàu có tại đây muốn những tòa nhà xuyên mây cao mãi để trở thành cuộc đua về biểu tượng giàu có và quyền lực.

Tòa nhà 432 Park Avenue tại New York trở thành tòa nhà siêu chọc trời thứ 100. Năm 2016, ít nhất có thêm 6 tháp chọc trời được cất nóc với chiều cao ngày càng cao hơn. Và tòa tháp Jeddah Tower tại Arab Saudi (hoàn thành vào năm 2018) sẽ trở thành tòa nhà cao nhất thế giới với chiều cao lên tới 1km!

Thế giới kiến trúc đang hướng đến khái niệm "magatall" cho những thách thức đưa các tòa tháp không chỉ siêu cao, mà còn siêu lớn trên những tầng mây.

>Thời của robot

>Kinh tế thế giới thiệt hại hàng trăm tỷ euro vì hàng giả

>Thế giới 2015 - Nhìn từ trên cao

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kỷ nguyên "chọc trời, xuyên mây"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO