Kinh tế thế giới trước nguy suy thoái mới

20/12/2012 09:39

Báo cáo "Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2013" của LHQ công bố ngày 18/12 cho biết tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu đã suy giảm đáng kể trong năm 2012 và được dự đoán sẽ tiếp tục ảm đạm trong hai năm tới.

Kinh tế thế giới trước nguy suy thoái mới

Báo cáo "Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2013" của LHQ công bố ngày 18/12 cho biết tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu đã suy giảm đáng kể trong năm 2012 và được dự đoán sẽ tiếp tục ảm đạm trong hai năm tới.

Bản báo cáo, do Vụ Kinh tế và các Vấn đề Xã hội của Liên hợp quốc (UNDESA) doạn thảo, dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,4% trong năm 2013 và 3,2% trong năm 2014 - thấp hơn đáng kể so với dự báo của LHQ cách đây nửa năm.

Báo cáo nêu rõ: "Bốn năm sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế thế giới vẫn đang phải chật vật để phục hồi. Trong năm 2012, tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu đã suy giảm hơn nữa. Nhiều nền kinh tế phát triển đang rơi vào một cuộc suy thoái kép".

Trong buổi công bố báo cáo, Rob Vos - người đứng đầu nhóm soạn thảo báo cáo này - cho rằng "cuộc khủng hoảng ngày càng tồi tệ tại khu vực đồng euro và 'vách đá tài chính' của Mỹ" là những nguy cơ "có thể khiến sản lượng toàn cầu giảm từ 1 đến 3%".

Bản báo cáo nói trên cho rằng nhịp độ phát triển như hiện nay sẽ không thể đủ để giúp nhiều quốc gia vượt qua cuộc khủng hoảng việc làm. Không chỉ vậy, với các chính sách hiện hành cùng xu hướng tăng trưởng, châu Âu và Mỹ sẽ cần ít nhất là 5 năm để bù đắp những thiệt hại do tình trạng thất nghiệp gây ra sau cuộc Đại Suy thoái giai đoạn 2008-2009.

Sự yếu kém của các nền kinh tế phát triển là nguyên nhân cốt lõi khiến kinh tế toàn cầu chững lại. Báo cáo nhấn mạnh rằng hầu hết các nền kinh tế này, nhất là tại châu Âu đang mắc kẹt trong vòng xoáy khủng hoảng với nhiều vấn đề nhức nhối như tỷ lệ thất nghiệp cao, sự mong manh của ngành tài chính, các rủi ro của cuộc khủng hoảng nợ công ngày càng lớn, cùng các biện pháp thắt lưng buộc bụng và tăng trưởng trì trệ.

Báo cáo cho biết, một số nền kinh tế châu Âu và cả khu vực đồng euro đều đang trong giai đoạn suy thoái. Năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu thậm chí đã tăng lên con số kỷ lục 12%. Nền kinh tế Mỹ năm 2012 cũng chững lại đáng kể và tăng trưởng dự kiến cũng sẽ chỉ đạt mức 1,7% trong năm tới. Trong khi đó, Nhật Bản được dự đoán là sẽ tiếp tục chứng kiến tình trạng giảm phát.

Các biện pháp thắt lưng buộc bụng đang gây ra nhiều thiệt hại cho sự phục hồi kinh tế thế giới

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Âu, Nhật Bản và Mỹ bắt đầu lan tới tới các quốc gia đang phát triển do nhu cầu hạn chế đối với xuất khẩu cùng sự thất thường của dòng vốn đầu tư và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, bản thân các quốc gia đang phát triển hơn, như Trung Quốc, cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề trong nước, trong đó phải kể đến như nhu cầu đầu tư sụt giảm do các biện pháp hạn chế chi tiêu trong một số lĩnh vực kinh tế cùng tình trạng dư thừa nguồn cung.

Theo bản báo cáo, hầu hết các quốc gia có mức thu nhập thấp vẫn trụ vững trong năm 2012 song sẽ phải đối mặt với các ảnh hưởng tiêu cực ngày càng lớn từ cuộc suy thoái kinh tế của các quốc gia phát triển và cả những nước có mức thu nhập trung bình.

Báo cáo của LHQ nhận định: "Tăng trưởng sản lượng của các nền kinh tế châu Phi được dự đoán sẽ ở mức 4,8% trong năm 2013, giảm nhẹ so với mức 5% trong năm 2012. Các nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng bao gồm hoạt động mạnh mẽ của các nước xuất khẩu dầu mỏ, chi tiêu đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng cùng mối quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng với các nền kinh tế châu Á sẽ tiếp tục là động lực phát triển cho khu vực.

Tuy nhiên, châu Phi cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là xung đột vũ trang. Thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng song vẫn chưa đủ để thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình giảm đói nghèo".

Trong khi đó, bản báo cáo của LHQ này chỉ ra rằng tăng trưởng GDP tại các nước Mỹ Latinh và khu vực Địa Trung Hải đã giảm đáng kể trong năm 2012, do nhu cầu xuất khẩu giảm cùng giá các mặt hàng xuất khẩu không phải thực phẩm trong khu vực thấp.

Báo cáo cho rằng điều cần làm là thay đổi phương hướng trong các chính sách tài chính, chuyển từ các biện pháp củng cố trong ngắn hạn nhằm tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sang các biện pháp ổn định tài chính dài hạn.

Theo báo cáo, mặc dù các biện pháp thắt lưng buộc bụng là điều cần thiết song các quốc gia nên tránh lựa chọn giải pháp này, đồng thời nên tập trung các biện pháp củng cố tài chính trong trung hạn thay vì các điều chỉnh ngắn hạn.

Các chuyên gia của LHQ cho rằng các chính sách tài chính nên được định hướng hài hòa với môi trường quốc tế và tiến hành song song với các chính sách cơ cấu giúp tạo ra việc làm và thúc đẩy tăng trưởng xanh.

Theo bản báo cáo, các chính sách tiền tệ nên được xây dựng trong mối liên kết với quốc tế và người ta nên tăng cường các cuộc cải cách cụ thể trong lĩnh vực tài chính nhằm ngăn chặn sự thất thường của tỷ giá hối đoái và dòng vốn đầu tư - nguyên nhân chính đe dọa triển vọng kinh tế của các quốc gia đang phát triển.

Bản báo cáo của LHQ còn cho rằng các quốc gia cần chú trọng tới những biện pháp hỗ trợ tăng trưởng cần thiết để giúp các nước kém phát triển nhanh chóng đạt được mục tiêu giảm nghèo đói và đầu tư vào tăng trưởng bền vững.

Với nhận định rằng hiện các hoạt động viện trợ phát triển đang có xu hướng giảm, UNDESA cho rằng mặc dù các biện pháp thắt lưng buộc bụng đang gây ra nhiều thiệt hại cho sự phục hồi kinh tế của quốc gia cung cấp tài trợ, song điều này không nên gây ảnh hưởng tiêu cực tới nỗ lực phát triển của các quốc gia nghèo đói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kinh tế thế giới trước nguy suy thoái mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO